Vì Sao Hamster Mẹ ăn con của mình ?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều Bạn mới tìm hiểu và nuôi Hamster vô cùng ngạc nhiên và thắc. Vậy Hamster có thật sự ăn con của mình ?

Vì Sao Hamster Mẹ lại ăn con của mình ?

1. Hamster có thật sự ăn con của mình ?

  • Thật ra chẳng có người Mẹ nào lại nở ăn thịt đứa con của mình cả. Bạn sẽ vô cùng cảm thông và cố gắng tránh đi điều này cho Bé một cách tốt nhất, Nếu Bạn biết rằng, đó là cách khờ khạo mà Hamster Mẹ muốn bảo vệ con của mình trước những mối đe dọa nguy hiểm xung quanh.
  • Bé Hamster vốn rất nhạy cảm với những thay đổi xung quanh từ thời tiết đến âm thanh, tiếng động.
  • Thứ 2, độ tuổi có thể mang bầu của Bé từ rất sớm , có thể mới hơn 2 tháng tuổi, nhưng thực ra lúc này Bé vẫn còn là một Baby mới lớn. Ngay cả kinh nghiệm sống có thể còn chưa ổn định, thì nói đến việc mang bầu và chuẩn bị sanh Baby lại càng làm cho Bé khẩn trương, lo lắng…
 Hamster có thật sự ăn con của mình ?
Vì Sao Hamster Mẹ Ăn Con Của Mình ?

 

  • Theo lời khuyên từ các nghiên cứu trên Thế Giới, chúng ta nên bắt đầu để Hamster có thể mang bầu vào độ tuổi trên 6 tháng trở lên. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác biệt, bởi chúng ta sợ khi Bé Hamster đã lớn thì việc ghép đôi lại vất vả, kỳ công. Nên chúng ta đã ghép Bé từ độ tuổi mới gần 2 tháng tuổi. Và rồi Bé sẽ có bầu ngay sau đó 1 – 2 tuần.

2. Vậy Chúng Ta Cần Tránh Những Gì Để Hamster Mẹ Đừng “Ăn Con” ?

       2.1  Trước Khi Hamster Mẹ Sanh Baby :

Ngay khi xác định Bé Hamster đã có bầu thì chúng ta cần làm đầy đủ những khâu chuẩn bị vô cùng cần thiết cho Bé nhé :

  •  Tách Bé Đực Ra Một Lồng Khác, để Hamster Có Bầu không bị làm phiền và có thể nghĩ ngơi.
  • Lót lồng Bé Hamster Bầu Bằng Mùn Lót thay cho Cát Sand Hằng Ngày.
  • Đặt Lồng nơi ít ánh sáng, ít tiếng ồn.Nếu Bạn thắc mắc : “Vì sao phải tách Hamster Đực ra Khỏi Hamster Cái khi Đã Có Bầu ? – Và nếu không tách Hamster đực ra khỏi Hamster Bầu thì sẽ thế nào ?” và những điều cần thiết trên thì hãy xem ngay Mục 2 của Bài : Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ? nhé – – Cực kì quan trọng đấy !
    •  Bồi dưỡng cho Hamster Bầu để phôi thai được dưỡng tốt, và Bé đủ sức chuẩn bị cho ngày sanh nở.Có nhiều trường hợp Bé Mẹ sanh con ra trong tình trạng kiệt sức, trong khi các con thì quá đông, nguồi sữa không thể đủ để chia cho các con bú. Trong trường hợp này Mẹ sẽ vô cùng đau lòng, đành chọn cách hy sinh một Bé yếu nhất trong Bầy ” … ” để hy vọng có sữa để lo cho những Baby còn lại.Chính vì vậy Bạn hãy đảm bảo chu đáo giúp Bé về phần thức ăn, nước uống, dinh dưỡng vào những ngày này nhé !Nếu cần, Bạn hãy tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng cho Hamster Bầu và Hamster Mẹ Sau Sinh.

      2.2  Ngay Sau Khi Sanh :

      Hamster Mẹ ngay sau khi đã hạ sanh các Baby đáng yêu, thì lúc này chúng ta tuyệt đối không dòm ngó đến Baby, mà đúng hơn là không dòm ngay cả khi Hamster Mẹ đang sanh nhé !
      Vì Sao Hamster Mẹ Ăn Con Của Mình ?
       
  • Hamster Mẹ ngay sau khi đã hạ sanh các Baby đáng yêu, thì lúc này chúng ta tuyệt đối không dòm ngó đến Baby, mà đúng hơn là không dòm ngay cả khi Hamster Mẹ đang sanh nhé !
  • Việc của chúng ta lúc này là tiếp tục duy trì sự yên tĩnh, không sáng, không ồn, không làm phiền đến Hamster Mẹ.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, thức ăn, nước uống luôn đầy đủ và sẵn sàng bất cứ khi nào Hamster Mẹ muốn được ăn. Các loại hạt  ngũ cốc khô, cám trứng, yến mạch, phomai, sữa không đường, trứng cút luộc… Chi Tiết xem lại bài : Chế Độ Dinh Dưỡng cho Hamster Bầu và Sau Sinh

    2.3  10 Ngày Đầu Tiên Của Baby :

Vì Hamster Mẹ sẽ luôn lo lắng với những mùi lạ xung quanh con của mình lúc này.
Vì Sao Hamster Mẹ Ăn Con Của Mình ?
  • Cần nói trước tiên đến việc lót chuồng, để bạn yên tâm. Thông thường để đảm bảo vệ sinh, chúng ta chỉ từ 3 – 5 ngày là đã thay lót chuồng và dọn dẹp vệ sinh lồng cho các Bé Cưng Hamster.
Nhưng, lúc này lại khác, sẽ rất nguy hại cho Hamster Baby nếu bạn thay chuồng thường xuyên. Vì Hamster Mẹ sẽ luôn lo lắng với những mùi lạ xung quanh con của mình lúc này.
Vì Sao Hamster Mẹ Ăn Con Của Mình ?

Thậm chí Mẹ sẽ sẵn sàng diệt đi mối nguy hại để bảo vệ Hamster Baby nếu ngửi thấy 1 mùi lạ trên cơ thể 1 Hamster Baby nào đó. Chính vì thế, Bạn đừng dọn chuồng, đừng thay lót chuồng ít nhất là trong 10 ngày đầu này nhé !

  • Vậy vào ngày thứ 11 thì sao ? Trên thực tế qua nhiều kinh nghiệm, cũng như phải hy sinh vài Baby đáng thương cho những lần kém hiểu biết của mình trước đây. Thì bây giờ mình tuyệt đối không thay lót chuồng cho đến suốt 14 ngày tuổi của Baby.

  Nếu lót chuồng quá hôi, bạn có thể lấy 1 phần lót chuồng đã cũ ra và thay lại 1 phần mới hơn, nhưng không thay toàn bộ nhé. Như vậy, nếu bạn thấy thật sự chuồng không quá dơ thì giải pháp tốt nhất là hãy đợi đến ngày thứ 15 chúng ta mới tiến hành việc thay lót chuồng cho Mẹ và Baby nhé !

  • Tuy Nhiên Sẽ có giải pháp riêng với Bé Winter và Gấu Bear cho Bạn
  • Cách Thay Lót Chuồng Lần Đầu Tiên Cho Hamster Sau Sanh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.