Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?

Thời gian mang thai của Hamster khá ngắn, chỉ từ 20 đến 26 ngày. Vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị thật tốt và sẵn sàng cho quá trình sinh con.

Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?

1. Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Đã Có Bầu ?

Thời gian mang thai của Hamster khá ngắn, chỉ từ 20 đến 26 ngày. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và theo dõi những dấu hiệu của Hamster mẹ để chuẩn bị thật tốt cho quá trình sinh con.

Tích cực xây tổ, gom mùn lót về một góc
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
  • Tâm trạng lo lắng, chạy xung quanh nhiều.
  • Tính tình thay đổi, khó gần, dữ hơn bình thường ( nhất là đối với các Bé Campell ).
  • Tích cực xây tổ, gom mùn lót về một góc.
  • Ăn nhiều hơn bình thường.
  • Không thích Bé Đực lại gần.
  • Bụng bắt đầu phìn to và có ngấn.
  • Bụng dưới, 2 bên bắt đầu lộ ti ra dần.
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Đã Có Bầu ?
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?

2. Chuẩn Bị Lồng Sẵn Sàng Cho Ngày Sinh Nở : 

Ngay khi xác định Hamster Mẹ đã có dấu hiệu mang bầu, thì chúng ta cần chuẩn bị ngay các thao tác cần thiết. Vì thời gian dưỡng thai chỉ từ 20 đế 26 ngày là Hamster Có Bầu sẽ sanh ngay Baby ra đời. Trong khi chúng ta không biết chính xác vào thời điểm chúng ta phát hiện Bé bầu, là đã vào ngày thứ mấy.

  • 2.1 Tách Bé Đực Ra :

    Đây là một điều vô cùng quan trọng mà chỉ những Bạn đã có kinh nghiệm qua một lần chăm Hamster sinh sản mới chấp nhận. Bạn sẽ ngừng đặt câu hỏi: “Vì sao phải tách Bé Đực ra ? ” cho đến khi Bạn chứng kiến : – Bé cái cắn Bé Đực đến chảy máu, thậm chí có thể chết, hoặc ngược lại. Chỉ đơn giản là vì Bé Bầu đang bị tress, không muốn bị làm phiền. – Bé Mẹ kiệt sức và có trường hợp chết mất vì chưa kịp chăm xong đàn con mới sanh trong 20 ngày lại phải sanh và lo tiếp cho một Đàn Baby Hamster tiếp theo lại chào đời. – Đàn Baby lần 2 bị yếu ớt, còi, suy dinh dưỡng, chết dần… do Mẹ chưa kịp hồi phục để có thể cho con một thể trạng khỏe mạnh.

Vậy cùng thống nhất là chúng ta cần có 2 cái chuồng để nuôi riêng Bé Đực và Bé Bầu nhé !  

  • 2.2 Ưu Tiên Lồng Nhỏ Vừa – Không Quá Rộng Cho Mẹ Bầu Hamster :

    Ưu Tiên Lồng Nhỏ Vừa - Không Quá Rộng Cho Mẹ Bầu Hamster
    Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?

    Vì sao Lồng không nên quá rộng ? Là để Hamster Mẹ có thể quan sát và chăm nom, cho các Hamster Baby một cách chu đá và dễ dàng hơn.

    Do Baby khi biết bò sẽ bò lung tung để tìm Mẹ, trong khi đôi mắt vẫn chưa được mở ^^.
  • 2.3 Tháo Hết Các Đồ Chơi Trong Lồng Nếu Có :

     
    Tháo Hết Các Đồ Chơi Trong Lồng Nếu Có :
    Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?

    Nếu trong lồng Bạn đang nuôi Hamster Có Bầu có những đồ chơi, whell chạy, cầu trược… Thì lúc này chúng thật sự không cần thiết và có thể gây nguy hiểm cho thời kỳ dưỡng Phôi Thai của Bé trong bụng và cả sau khi sanh.

    Nên Bạn hãy tháo bỏ hết những món ấy đi nhé !

  • 2.4 Lót Mùn Cưa và Thay Thường Xuyên Vào Những Ngày Bé Gần Sanh :

    Nếu Bạn đã chọn nuôi một Bé đực và một Bé cái thì phải thường xuyên theo dõi, để nhận biết sớm Bé cái lúc đã có bầu. Như vậy chúng ta mới có thể chuẩn bị kịp thời cho Bé nhé ! Ngay khi xác định Hamster Có Bầu thì chúng ta đã có thể lót mùn cưa cho Bé , nếu trước đó Bạn lót bằng cát sand hay cát loại khác.
    Ngay khi xác định Hamster Có Bầu thì chúng ta đã có thể lót mùn cưa cho Bé , nếu trước đó Bạn lót bằng cát sand hay cát loại khác.
    Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
    Vì Hamster Mẹ lúc này rất lo lắng việc chuẩn bị, làm ổ, nếu chúng ta không cho Bé Mùn Lót, thì Bé sẽ rất hoảng sợ chạy quanh lồng suốt để tìm kiếm. Điều này không tốt cho thời kỳ dưỡng thai của Bé. Lý do thứ 2 : như chúng ta đã nói thời kỳ mang thai của Hamster Có Bầu rất ngắn, có thể chỉ từ 20 đến 26 ngày là Bé đã có thể hạ sanh những Baby chào đời. Nên hãy đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng từ những ngày đầu, để Bé còn có thể làm quen và thích nghi. Riêng với Mùn lót, Bạn hãy thay thường xuyên chút, nếu thấy Mùn bắt đầu dơ ( có thể từ 3 đến 5 ngày ). Vì kể từ ngày mà Bé Mẹ sanh Baby thì chúng ta sẽ không nên thay một lần nào nữa cho đến suốt 20 ngày đầu. Điều này là vô cùng cần thiết và quan trọng cho Baby.
  • 2.5 Nếu không có mùn lót ?

    Nếu không có Mùn Lót, Bạn cũng có thể thay thế bằng các chất liệu mềm mại, ấm áp để Hamster Mẹ có thể làm tổ. Tránh sử dụng bông hay những chất liệu có thể hình thành các sợi trên sàn lồng bởi chúng có thể khiến Hamster sơ sinh bị mắc kẹt. Bạn cũng tránh sử dụng rơm để làm tổ vì chúng có những đầu nhọn, có thể làm tổn thương làn da non nớt của Hamster Baby. Hãy chọn những gì có thể nhanh khô như Mùn Lót để bạn có thể lâu thay mà vẫn không ảnh hưởng đến Baby. Hãy chắc chắn rằng một chiếc tổ đã được xây dựng Khi chuẩn bị sinh con, Hamster mẹ sẽ tích cực xây tổ. Việc bạn cần làm chỉ là cung cấp thêm cho Hamster mẹ một số vật liệu cần thiết để phục vụ cho quá trình xây tổ. Đừng động vào tổ của Hamster trong khoảng thời gian này. Hamster Có Bầu sẽ dễ bị sợ hãi, rối loạn và gây ra những thương tích không đáng có cho các bé. Nguy cơ trên càng cao khi chúng đang ở trong tuần đầu sau sinh hoặc đối với Hamster lần đầu tiên làm Mẹ.
  • 2.6 Đặt chuồng nơi ít ánh sáng và tiếng ồn và làm phiền:

    Sẽ vô cùng cần thiết cho việc Bạn đặt chiếc lồng của Hamster Mẹ ở một nơi ít ánh sáng, ít tiếng ồn, ít người qua lại và dòm ngó vào lồng của Bé. Nếu Bạn đã từng nghe nhiều Bạn đặt câu hỏi Vì Sao Hamster Mẹ lại ăn con của mình ? Thì đây là một trong những lý do chính, đôi khi nguyên do bởi chính chúng ta. Thực tế Bé Hamster không hề nghĩ Chúng sẽ ăn con của mình, mà Bé nghĩ rằng, đó là cách để có thể bảo vệ Baby khi gặp nguy hiểm từ bên ngoài. Bé Nó sợ chúng ta bắt con của Nó. Ngay lập tức Hamster Mẹ nuốt ngược con của mình lại, nhưng cũng đồng nghĩa, điều này làm cho Hamster Baby chết đi. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho Baby, Bạn hãy nhớ đừng quên làm điều trên cho Bé nhé !

    Với những Bé Hamster lần đầu mang thai và làm Mẹ thì vô cùng hoang mang và không hề có kinh nghiệm chăm con. Nên chúng ta hãy cố gắng giúp Bé làm và chuẩn bị các khâu trước khi sanh cho chu đáo, để phần nào giúp Bé Hamster Mẹ có thể bớt lo lắng, yên tâm, nghĩ ngơi mà dưỡng thai.

     Bạn nên nhớ rằng không nên làm phiền Hamster mẹ trong 2 ngày cuối thai kỳ và 10 ngày sau sinh nhằm đảm bảo cho quá trình sinh nở được an toàn, suôn sẻ.
    Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
      Vì bên cạnh những yếu tố bên ngoài mà chúng ta có thể làm lúc này, thì đến khi Hamster đã sanh Baby, chúng ta có muốn can thiệp vào bất cứ điều gì cũng là vô cùng nguy hiểm cho Baby. Φ Bạn nên nhớ rằng không nên làm phiền Hamster Có Bầu trong 2 ngày cuối thai kỳ và 10 ngày sau sinh nhằm đảm bảo cho quá trình sinh nở được an toàn, suôn sẻ. Khâu Quan Trọng Cuối Cùng Là Đừng để Baby khi sanh ra rồi chúng ta muốn bồi dưỡng cho Bé khi thấy Bé quá còi cọc, suy dinh dưỡng. Mà Bạn hãy bồi dưỡng cho Mẹ Bầu ngay bây giờ để dưỡng phôi thai và cả sau khi sanh để đủ sữa cho Hamster Baby bú. Xem thêm Bài : Hamster Có Bầu Nên Cho Ăn Gì và Bồi Dưỡng Sau Khi Sanh ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.