Bôi-dương-thưc-ăn

Bất ngờ Hamster của bạn mang thai ngoài mong đợi.

Bạn được tặng một Bé Hamster cái đã mang thai mà không biết. Hoặc vô tình bạn ghép Bé cái với Bé đực ở chung với nhau trong thời gian dài. Thế là Hamster mang thai , cơ thể tròn và phình như quả lê ý. Hay một buổi sáng thức dậy bạn nghe tiếng kêu chít chít xung quanh Hamster cái nhà bạn. Không biết lý do như nào. Nhưng khi nhà Bạn có thêm thành viên mới như vậy, chúng ta phải học cách chăm sóc cho Mẹ và Bé con  đều an toàn trong giai đoạn quan trọng này nghe!

Bất ngờ Hamster của bạn mang thai ngoài mong đợi.

A. Những dấu hiệu Hamster mang thai như là.

  • Cơ thể tròn và bạn nhìn có cảm giác Bé mập lên vậy.
  • Hay cắn giấy hoặc những nguyên liệu mền thành một đống ở góc lồng.
  • Chạy quanh lồng như đang rất lúng túng ý nè.
  • Hay nổi cáu, gắt gỏng và có thể cắn bạn khi chạm vào người Bé cái.
  • Nếu có Bé đực ở chung. Bé cái có thể cắn Bé đực tới chảy máu. Nặng hơn có thể cắn chết Bé Đực luôn đấy mấy bạn à.

 

B. Cách xử lý Hamster mang thai bất ngờ.

I.Giữ cho Bé Mẹ bình tĩnh.

1.Làm cho người Mẹ cảm thấy an toàn.

Giữ Bé nơi an toàn
Giữ Bé nơi an toàn

Khi bạn phát hiện ra Hamster mang thai thì cũng gần tới ngày sinh của Bé rồi. Vì Hamster mang thai thường tăng cân rất ít nên khó phát hiện. Và đặc biệt là Hamster mang thai  ngoài ý muốn nữa chứ. Vậy nên mình sẽ chia sẽ cách giúp Bạn chăm sóc cả Mẹ và con sau khi sinh nhé! Sau quá trình Hamster sinh con, Bé Mẹ rất mệt mỏi và cảm thấy đuối sức sau lần vượt cạn như vậy. Bạn phải tạo điều kiện an toàn nhất có thể bằng những cách sau đây nè:

  • Sau khi sinh, Bạn mang Hamster Mẹ vào nơi yên tĩnh và ánh sáng rất nhẹ. Vì Bé Mẹ rất căng thẳng khi có ánh sáng mạnh chiếu vào, giật mình vì những tiếng ồn lớn. Bạn nhớ kĩ bước này nghe, nếu không Hamster Mẹ sẽ ăn con của mình đấy.
  • Không cho những thú cưng khác ở gần lồng Hamster Mẹ và nhớ tách Bé đực ra lồng riêng.
  • Đặt lồng vào nơi có ít ánh sáng nhất.
  • Dùng tấm vải che xung quanh lồng Hamster Mẹ để chúng được có cảm giác an toàn và không nhìn thấy vật gì xung quanh mình. Bóng tối sẽ khiến Hamster giảm căng thẳng rất nhiều á nghen!

2.Thêm khăn giấy vệ sinh vào lồng.

Thêm khăn giấy vào nhà cho Bé
Thêm khăn giấy vào nhà cho Bé

Bạn để thêm khăn giấy hoặc giấy vệ sinh không mùi vào lồng Hamster mẹ. Nhưng bạn nhớ để nhẹ nhàng và không làm Hamster Mẹ giật mình đó nghe. Bé Mẹ sẽ tự xé giấy và lót quanh tổ mình để tăng thêm sự thoải mái và ấm áp hơn. Nếu Hamster mẹ cảm thấy môi trường xung quanh không ổn, Nó sẽ ăn con mình như kiểu bảo vệ đàn con vậy.

  • Không sử dụng những loại lông nhân tạo làm lót chuồng khi Hamster sinh con nhá. Nguy hiểm tới Hamster con đấy nghe.

3.Giữ Hamster yên tĩnh trong 2 tuần đầu tiên.

Giữ Hamster trong 2 tuần đầu
Giữ Hamster trong 2 tuần đầu

Trong lúc này, Bạn không nên đến gần lồng Hamster nha. Bé Mẹ cảm thấy khó chịu khi bị bạn làm phiền. Khi có ngửi thấy mùi hương lạ, Bé Mẹ sẽ ăn con mình. Bạn không hiểu tại sao khi Hamster Mẹ hay ăn con mình như vậy. Nhưng thực chất đây là cách Hamster Mẹ bảo vệ con mình đấy. Nghe lạ phải không nào nhưng khi Bé Mẹ thấy những dấu hiệu bất ổn ở xung quanh mình. Chúng sẽ giấu con vào miệng, như muốn che chở và đưa con vào nơi an toàn nhất. Nhưng đây cũng là cái mà Hamster Mẹ vô tình khiến Hamster Baby nghẹt thở và chết trong miệng Mẹ. Không có người Mẹ nào muốn ăn con mình đâu bạn nghe. Nên quá trình sau sinh này bạn phải cẩn thận từng bước và không gây rối với Hamster Mẹ để không xảy ra những điều đáng tiếc vậy nhé!

  • Đặc biệt, không vệ sinh, lau dọn lồng trong 2 tuần sau sinh. Nếu bạn thấy những dấu hiệu mang bầu mình liệt kê ở trên thì nên dọn chuồng trước ngày Hamster sinh con đi nha.
  • Không chạm vào Hamster con vì người Mẹ sẽ ngửi thấy mùi hương lạ sẽ ăn con mình nữa đó.

II. Chăm sóc cho Hamster Mẹ và con.

1.Dinh dưỡng cho Hamster Mẹ.

Thức ăn dinh dưỡng
Thức ăn dinh dưỡng

Dinh dưỡng rất quan trọng cho Bé Mẹ trong khoảng thời gian nuôi con như thế này. Ngoài thức ăn chính mà Bé Mẹ vẫn ăn hằng ngày. Bạn nên cho Bé ăn nhiều thức ăn giàu Protein như: Cám trứng, Phô mai,Yến mạch, Hạt kê, Mè đen, Sâu khô,… Ngoài ra nên cho Bé Mẹ ăn thêm các loại rau để cung cấp nhiều vitamin như cà rốt, dâu tây, táo, xà lách, khoai lang, bông cái, bí ngô,rau chân vịt,…Nhưng nên cho ăn ít, khoảng 2 lần trên một tuần thôi nghe! Nhiều quá Bé sẽ bị tiêu chảy, sẽ rất khó điều trị vì không thể dùng thuốc được. Nếu bị tiêu chảy thì cho Bé ăn mè đen hoặc coffee đen, chúng có tác dụng chữa tiêu chảy.

  • Để thức ăn xung quanh Hamster, Bé sẽ tự mang vào tổ mình khi ăn.
  • Dùng chén đựng thức ăn ở dạng thấp cho Hamster Mẹ dễ lấy thức ăn mà không mất sức. Bình nước thì hạ thấp xuống nữa nha.
  • Để Hamster ăn hết thức ăn cũ rồi mới để thức ăn mới vào. Vì thức ăn để lâu sẽ bị mốc và bốc mùi. Đặc biệt là những loại thức ăn tươi như trái cây hay rau sống.

2.Cho Hamster con ăn dặm.

Cho Hamster con ăn dặm
Cho Hamster con ăn dặm

Sau khoảng 7 hay 8 ngày, Hamster con có thể di chuyển, chúng bắt đầu bò quanh chiếc lồng của mình rồi đó. Trong lúc này, bạn nên để các loại thức ăn như đậu hũ, cám trứng, phô mai, ít rau xanh,…Bé con sẽ bò xung quanh để tập ăn dặm.

  • Cốm gạo là lựa chọn tốt nhất cho những thiên thần nhỏ này. Vì cốm gạo rất mềm và xốp.
  • Không để quá nhiều thức ăn như cám trứng, phô mai vào lồng. Vì những loại này rất dễ kích thích kiến vào chuồng của Bé. Nên bạn cho một lượng ít đủ cho Mẹ và Bé ăn trong buổi đấy thôi nhé!

3.Tách Hamster con.

Tách Hamster con
Tách Hamster con

Sau 2 tuần, Bé Hamster con đã có thể mở mắt, và rất nhanh nhẹn. Lúc này, bạn có thể vệ sinh và làm sạch lồng. thay lại cát lót, cát tắm,…Nên dùng muỗng để di chuyển Hamster con khi vệ sinh lồng. Nên dùng bao tay để đưa Hamster mẹ ra khỏi lồng. Như vậy không để lại bất cứ mùi hương nào trên cơ thể chúng.   Đến tuần thứ 4, Hamster bắt đầu có thể tách khỏi Mẹ mình rồi. Lúc này Bé con bắt đầu tự sống độc lập được rồi nha mấy bạn. Bé rất năng động hay chạy xung quanh lồng, bây giờ Bé đã ăn được hết những loại thức ăn như Hamster Mẹ vậy.   Dù Hamster mang thai ngoài sự bất ngờ của bạn. Nhưng chúng ta lại có thêm thành viên mới nữa rồi phải không. Hãy chăm sóc chúng cho đến khi chúng đủ ngày tuổi có thể sống không cần Mẹ nữa. Bạn nên xem mình có nuôi hết đàn Hamster con không. Nếu có thì tốt quá. Nếu không thì tìm người cho bớt đi nha.   Nhưng vẫn luôn cho chúng cuộc sống thiệt tốt nhé! Chúc các bạn luôn có tình yêu đẹp với mấy Bé quý tử nha!