Thay-đôi-môi-trương

Bị Hamster cắn phải làm sao?

Bị Hamster cắn phải làm sao ?

Hamster là thú cưng thuần chủng nên chúng rất hiền và dễ chăm sóc. Nhưng đôi lúc có bạn chưa quen đã vội làm Bé hoảng sợ. Vì tự vệ nên Hamster thường dùng răng làm vũ khí phòng thân á. Vậy nên bạn đừng vội la mắng bé nghe. Mình giúp bạn xử lý khi bị Hamster cắn nhé!

 A. Cách phòng ngừa để không bị Hamster cắn bọn mình nha.

1.Vệ sinh tay sạch sẽ.

Vệ sinh tay sạch sẽ
Vệ sinh tay sạch sẽ

(  Dùng bao tay khi đưa tay vào lồng Hamster )  Hamster có một chiếc mũi “rất bén”. Chúng có thể nhận biết đâu là mùi quen thuộc, đâu là mùi lạ. Vậy nên trước bế Bé lên tay, bạn nhớ vệ sinh tay mình bằng xà bông và rửa lại với nước thật sạch đó nghe! Đôi lúc mình quên, mới cho Bé ăn xong lại muốn bế “Bé Bự” nhà mình lên chơi. Tại cái mũi “rất bén” mà Hamster tưởng tay mình là đồ ăn. Chúng liếm làm mình hơi nhột, còn cắn nhẹ vào ngón tay mình nữa chứ. Hamster thật tham ăn phải không nào !Đấy là do mình quen nên không bị Hamster cắn đau, nhưng bạn nào mới nuôi thì nhớ mang bao tay đó nha.

  • Hamster là thú cung rất mê ngủ, Bé hay cáu gắt khi ai chạm vào người khi ngủ. Nên bạn không nên đánh thức “chú cún nhỏ” này khi ngủ nghe. Nếu không Bé sẽ cắn bạn như thể hiện sự tức giận đấy heng!

 

2.Hamster luôn có đồ nhai để mài răng.

Đá mài răng
Đá mài răng

Bạn biết phải không, họ hàng nhà Hamster luôn có bộ răng không ngừng phát triển. Vậy nên bạn luôn để đồ mài răng như đá mài răng, gỗ, phô mai cứng,… hoặc các loại đồ ăn cứng cũng được nhá!

  • Ở các cửa hàng thú cưng có rất nhiều loại bánh mài răng dễ cho bạn lựa chọn cho Hamster nhà mình nghe!
  • Bạn cứ tưởng tượng Hamster sẽ ra sao khi có bộ răng quá dài, vướng víu đến khó chịu. Đây là cách mài răng Hamster thường xuyên và thông dụng nhất đó.

 

3.Làm vệ sinh lồng.

Vệ sinh sạch sẽ lồng
Vệ sinh sạch sẽ lồng

Mấy bạn nhớ thường xuyên vệ sinh lồng Hamster sạch sẽ nhá. Nhưng trước khi muốn dọn dẹp nhà ở của Bé. Nên để Hamster vào một cái hộp hay cái gì đấy mà khiến Bé không chạy lung tung. Vì nếu Bé ở ngoài một mình sẽ dễ bị các thú cưng khác ăn hiếp. Hoặc tiếng động lớn khiến Hamster giật mình có thể quay qua cắn bạn

  • Không để Hamster vào vật dụng gì khiến bạn không kiểm soát được.

4.Kiểm tra cơ thể Hamster.

Kiểm tra cơ thể Hamster
Kiểm tra cơ thể Hamster

Nếu Hamster bị thương hay có vấn đề về sức khỏe. Bé có thể hung hăng hơn, có thể cắn nếu bạn chạm vào người nó. Nếu bạn biết Hamster nhà mình bị thương thì nên tìm biện pháp chữa trị ngay lập tức. Nếu gần nhà có bác sĩ thú y thì mang Bé đi gặp bác sĩ liền nha.

  • Một số dấu hiệu khác cho thấy chuột của bạn bị thương bao gồm từ chối ăn, chảy máu, sưng, khập khiễng, khó thở, tiếng rít hoặc đau đớn, hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Giữ một mắt ra cho đuôi ướt, một căn bệnh nghiêm trọng. Nếu khu vực phía sau Hamster của bạn bị ướt và vẫn như vậy, bạn sẽ cần phải mang nó đến bác sĩ thú y. Đuôi ướt đến từ lồng không sạch, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên làm sạch lồng.

5. Hamster thay đổi môi trương mới.

Hamster thay đổi môi trường mới
Hamster thay đổi môi trường mới

Một trong những nguyên nhân khiến Hamster cắn bạn là do thay đổi môi trường sống. Nghe có vẻ lạ nhỉ, mình giải thích cho nghe nè: Khi bạn mới nhận nuôi Hamster từ cửa hàng thú cưng hay được ai tặng gì đấy. Và thay đổi môi trường sống của Hamster  bạn mang Bé từ ngôi nhà cũ sang ngôi nhà mới khiến “Bé Bự” cảm thấy không quen khiến tinh thần không thoải mái. Và đặc biệt đổi chủ nữa, chúng đã quen với mùi hương cơ thể Nên khi bạn muons bế Hamster thì nên đeo bao tay không là bị cắn đó nghe.

  • Khi mới mang Hamster về lồng mới. Nên để Bé một mình khoảng 3 đến 5 ngày cho chúng làm quen với môi trường xung quanh. Và không tạo ra tiếng ồn đó nghe!
  • Sau một vài ngày, bạn để tay gần lồng bé để ẻm ngủi thấy mùi hương trên cơ thể của bạn. Không nên thò tay vào chạm vào người Hamster. Hãy để gần đấy và xem Bé có bò lại gần bạn không nha. Thật bình tĩnh để không làm Hamster của bạn giật mình heng!
  • Sau khi đã quen với mùi hương trên cơ thể bạn, bạn có thể vuốt ve trên người Hamster. Nếu muốn bế Hamster lên thì nên để tay chụp từ trên lưng xuống. Đây là cách khiến bé không giật mình á nè. Nhẹ nhàng ôm gọn Hamster vào lồng bàn tay.

 

B.  Xử lý tình huống nếu bị Hamster cắn bạn.

1.Giữ bình tĩnh.

Giữ bình tĩnh
Giữ bình tĩnh

Nếu bạn bị Hamster cắn, đừng vội phản ứng quá mức để không kích động tới Bé. Không nên lắc hay la hét vào Hamster của bạn đâu nghe. Nó chỉ khiến cho Hamster nhà bạn giật mình và có thể cắn bạn thêm lần nữa đấy.

  • Khi bạn đang giữ Hamster đang cắn bạn, hãy từ từ hạ Bé vào lồng. Hamster sẽ nhẹ nhàng và trở lại bình thường với bạn. Nếu Bé vẫn không chịu Bỏ tay bạn ra, hãy từ từ nâng hàm của Hamster lên để lấy tay ra khỏi miệng của Bé nhá!

2.Lau vết thương.

Rửa vết thương
Rửa vết thương

Khi bị Hamster cắn, chắc chắn trên da bạn sẽ để lại vết răng của chúng. Tùy theo mức độ Hamster mà dấu răng sâu hay cạn. Nếu vết thương nhẹ, Bạn chỉ cần rửa vết thương bằng nước muối pha loãng hay nước sát trùng oxy Già để sát trùng rồi dung gạc băng vết thương lại là được nha.

  • Nếu vết thương quá sâu do răng Hamster áp mạnh vào da gây chảy máu quá nhiều. Hãy khử trùng vết thương và băng nhẹ lại rồi đến gặp bác sĩ để được kiểm tra an toàn hơn nha.

3.Băng cắt.

Băng bó vết thương
Băng bó vết thương

Sau khi đã làm sạch vết thương, để không muốn bị nhiễm trùng. Bạn nên dùng thuốc sát trùng để bôi lên vết thương và dùng một chiếc băng sạch để băng toàn bộ vết thương lại nha.

4.Theo dõi vết thương.

Theo dõi vết thương
Theo dõi vết thương

Cũng giống như các động vật khác, Hamster cắn cũng có thể truyền vi khuẩn qua người. nên chú ý các dấu hiệu sốt, đau, hay vết thương vẫn không lành. Có thể cái này hơi nghiêm trọng, bạn nên đén gặp bác sĩ ngay nhé!

  • Hamster rất ít khi gặp các vấn đề về truyền các bệnh dại như chuột đồng. Trừ khi khu vực bạn sống đang có dịch bệnh lan rộng. Khi bạn có nghi ngờ hamster mắc bệnh dại thì nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức nghe.

Comments are closed.