Sau khi chọn được một ( hai ) Bé Hamster dễ thương để rước về nhà, việc đầu tiên chúng ta cần làm là gì ? … háo hức và bắt đầu “dàn trận” cùng Người Bạn Mới Hamster.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà
Tất nhiên là vô cùng háo hức và bắt đầu “dàn trận” cùng Người Bạn Mới Hamster. Có Bạn không kiềm được lòng, liền mở nắp hộp ra và muốn Bế Bé lên tay ngay lặp tức ^^ . Nhưng khoan, Bạn đừng làm như vậy nghen ! Sẽ làm Bé lại hốt hoảng lần nữa sau khi bị di chuyển một quảng đường dài từ Shop về đến Nhà của Bạn. Với Bé đó đã là một sự thay đổi đột ngột, và điều lúc này là Bé Hamster cần một chỗ yên ổn, cho Bé cảm giác an toàn. Vậy nên, yêu Bé Hamster Cưng, chúng ta cùng bắt đầu theo từng bước nhé !
1. Chọn Nơi Để Lồng Hamster Hợp Lí :
Hãy dạo quanh nhà 1 lần nữa, và lần này hãy để Ý xem Nhà Bạn nơi nào đủ những điều kiện lý tưởng sau đây: Không khí thoáng mát, ít tiếng ồn mạnh làm Bé giật mình, không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Hãy đừng chọn cửa sổ, bởi Bạn nghĩ nơi đó mát, nhưng rất nhiều Bạn đã lỡ quên để luôn lồng Bé nơi đó khi trời bắt đầu trưa dần và kết quả là Các Bé Hamster phải đón nhận tất cả các tia nắng gắt chiếu trực tiếp vào mình. Điều này khiến Bé hoàn toàn có thể sốc nhiệt, và tử vong, và không tốt trong quá trình chăm sóc hamster, Bạn nhớ nhé ! Có một số Bạn cho cả Lồng của Bé vào phòng riêng của mình và trong đó bạn cũng bật máy lạnh : Điều này sẽ tốt nếu độ lạnh không quá cao ( từ 20 đến 23º là hợp lý ) nhưng hãy đảm bảo rằng: Lồng của Bé không nằm trực diện thẳng với Máy Lạnh của Bạn nhé ! Vì hơi nóng khi tắt máy và cả hơi lạnh khi đang mở sẽ làm Bé dễ bị sốc nhiệt. Một chiếc Bàn / Ghế vững chắc ở một góc thoáng của Nhà và đặt chiếc Lồng Hamster lên là vô cùng lý tưởng.
2. Cách Bố Trí Lồng và Vật Dụng Cho Hamster :
Để việc chăm sóc Hamster được trở nên dễ dàng và thú vị vào những ngày sau này, thì việc Bố Trí Lồng và Vật Dụng cho Hamster lại vô cùng quan trọng:
* Đầu tiên là Cát Lót : Chỉ cần lót một lớp mỏng vừa đủ trên sàn Lồng là đủ. ( khoảng 3 – 5 ngày chúng ta mới thay 1 lần ).
* Cát Tắm : Chúng ta cho vào 1/3 nhà tắm, và đặt nhà tắm vào trong lồng ( Bé sẽ tự chui vào tắm khi thích ). Lưu Ý : Không nên tắm nước cho Bé để tránh Bé yếu, chịu không nổi dễ đến nguy hiểm nhé !
* Bình Nước : Hãy treo / lắp đặt một cách vững vàng, để bảo đảm Bé khi uống bình sẽ không đung đưa nghen ! Và thay vì lắp bên trong, chúng ta hãy tìm cách lắp Bình bên ngoài, đưa vòi nước vào trong lồng. Như vậy không gian bên trong Lồng sẽ được rộng hơn cho Bé.
* Whell Chạy : gắn vừa tầm để Bé có thể leo lên leo xuống thoải mái. Ø Lưu Ý : Nếu Hamster của Bạn đã lớn về kích thước, chúng ta có thể gắn Whell sao cho 2 bên của Whell vẫn còn một khoảng trống đủ so với Bé Hamster nhà Bạn. Vì Bé Hamster thường thích leo trèo, ẩn nắp vào các góc, và với những góc quá nhỏ, đôi khi khiến Bé thích thú chui vào và đến khi ra thì lại không thể ra được nữa. Kết quả là bị kẹt cứng mãi trong ấy cho đến khi chết đi, nếu chúng ta không phát hiện kịp thời để cứu Bé.
3. Cho Hamster Ăn và Uống Nước Ra Sao ?
Nước Uống : Có thể dùng nước sạch / lọc càng tốt cho Bé. Hãy đảm bảo nước luôn đầy hơn nữa bình, để tránh khi chúng ta quên chăm cho Bé thì Bé sẽ bị khác, dễ xuống sức. Thức Ăn : Một ngày có thể cho Bé ăn 1 – 2 lần với một lượng thức ăn vừa đủ không quá nhiều ( 1 muỗng Coffee/Bé ). Để Bé có thể ăn hết trong một buổi, tránh tình trạng thức ăn còn thừa khi Bé đã no… thì Bé sẽ ngán mùi thức ăn cũ vào buổi ăn tiếp theo. Lâu ngày sẽ dẫn đến việc biếng và kén ăn.
Bạn cần Lưu ý trong khẩu phần thức ăn của các Bé thông thường sẽ có các loại hạt mà Bé vô cùng ưa thích, nhưng, nếu ăn nhiều sẽ rất nóng, đó là Hướng Dương, Đậu Phộng, Bánh Chó Mèo. ( Trong bữa ăn nếu có – hãy có đủ số lượng hạt cho các Bé. )
Ngược lại, những loại hạt nhỏ như Kê, Mè, Lanh, Đậu Xanh,… lại là những loại thực phẩm vô cùng tốt cho Bé, nhưng ngược lại Các Cục Cưng lại rất biếng ăn những loại này. Chính vì hiểu được điều này, nên Bạn đừng nên chiều chuộng các Boss Hamster quá mà hãy cho em ăn đều các loại thực phẩm – Cái gì nhiều quá cũng không tốt – vừa sẽ tốt. Đừng sợ Hamster đói mà cứ cho liên tục thức ăn vào khi thấy Bé chừa lại các món thức ăn không thích, như vậy vô tình chúng ta đang tập cho Bé thói quen xấu – biếng ăn về sau. Hãy yên tâm vì Bé luôn có 2 túi má để chứa đầy thức ăn, và Bé sẽ ăn hết món còn lại khi thật sự đói – và điều này hoàn toàn tốt cho Bé.
Hãy nhớ, nếu Bé chưa thật sự thoải mái và quen Bạn, Bạn hãy khoan bế làm quen Bé nhé ! Hãy tôn trọng Bé và để dành điều đó cho ngày thứ 4
cát tắm
nếu nhà chúng ta ko và không có máy lạnh , không khí thoáng mát, có tiếng ồn mạnh làm Bé giật mình, có ánh nắng chiếu trực tiếp . Vì hơi nóng và cả hơi lạnh sẽ làm Bé dễ bị sốc nhiệt .