Ngày Bé về nhà, bạn sẽ rất bở ngỡ vì mình không biết chuẩn bị lồng Hamster như như thế nào cho Bé. Phải sắp xếp sao cho phù hợp và những vật dụng nào không thể thiếu? Haiza, bây giờ nên chọn lồng nào đây? Cái nào hợp, cái nào không hợp với Hamster nhà bạn nhỉ?
2 bước đơn giản để chuẩn bị chuồng cho Hamster.
A,Chuẩn bị chuồng cho Hamster gồm có những gì?
1.Dụng cụ cần thiết.
Dụng cụ cần thiết
Hamster thuần chủng thường được ở trong một chiếc chuồng ( mình hay gọi là lồng cho dễ thương nghe). Để đảm bảo an toàn không bị các thú cưng khác bắt nạt. Hay Bé có chạy lung tung và có thể đi mất đấy. Đây cũng là ngôi nhà cho Bé cưng nhà bạn luôn an toàn nhất. Một chiếc chuồng cho Hamster cần những dụng cụ như: ngoài lồng ra còn bình nước uống, bát đựng thức ăn, cát lót, cát tắm, đồ chơi bằng gỗ như xích đu, cầu bấp bênh, bánh well,… Đấy là dụng cụ cơ bản cần có trong cái lồng của Hamster nha:
Lồng: Nên chọn chiếc lồng cho Hamster có diện tích khoảng 30*30*40 cm. Diện tích này rất thích hợp khi bạn nuôi từ một đến 2 bé Hamster nghe!
Bát đựng thức ăn: Bạn phải thường xuyên lau chùi chiếc bát này hằng nha. Vì đồ ăn dư thừa hay dính lại trên đấy nên tạo nấm mốc khiến Bé Hamster ăn vào dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Nên chọn những chiếc bát bằng thủy tinh để Bé không cắn heng!
Bình nước : bạn nên mua những bình nước bán ở của hàng thú cưng (những bình nước này được thiết kế dành riêng cho Hamster rồi)
Cát tắm giúp Hamster vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Cát lót giúp Bé Hamster không bị đau bụng ( vì chúng hay đi vệ sinh giữa lồng) và tiêu chảy.
Bánh xe để Hamster luyện thể thao và loại bỏ mỡ thừa nhé ^^ .
2.Kiểm tra chuồng cho Hamster.
Kiểm tra chuồng cho Hamster
Sau khi đã có đầy đủ đồ dùng cơ bản, bạn chọn chuồng cho Hamster có diện tích khoảng 30*30*40 cm nha. Chọn chiếc lồng rộng hơn càng tốt, Bé Hamster sẽ cảm thấy thích hơn nhiều khi không gian thoải mái như vậy.
Có rất nhiều loại lồng như : lồng sắt, lồng mika, lồng làm bằng kính trong suốt,…
Lồng bằng sắt là ưa dùng nhất vì rẻ, dễ tháo lắp và lau chùi. Nếu bạn chọn lồng sắt thì nên chọn những chiếc lồng thanh ngang để Hamster tập thể dục như leo núi á nha.
B. Lắp đặt toàn bộ vật dụng chuồng cho Hamster.
Bây giờ bạn đã có những đồ dùng như mình nói chưa nào? Chúng ta bắt đầu “dàn trận” cho Hamster nhà bạn nhé ! Mình sẽ dùng hình ảnh để giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!
Cát lót
Đầu tiên, hãy dùng cát lót để lên sàn lồng, để một lớp mỏng thôi nghe! (3 -5 ngày thay một lần)
Bình nước
Bình nước: lắp bình nước bên ngoài và hướng ống hút vào lồng ( tiết kiệm không gian cho Bé).
Cát tắm: bạn để khoảng 1/3 cát vào nhà tắm và đặt nhà tắm vào lồng (Hamster sẽ tự vào tắm khi chúng thích nhé)
Đặt well
Well : Gắn vừa tầm để Bé lên xuống dễ dàng nha.
Khi Hamster lớn, bạn nên gắn Well ở giữa để giữ khoảng trống 2 bên. Bé thích ẩn nấp vào các góc nên chỗ góc nào quá nhỏ khiến Bé bị kẹt. Nếu bạn không phát hiện sớm Bé sẽ chết khi bị mắc cứng đấy.
Để thức ăn
Để một muỗng thức ăn lên bát thức ăn và đặt vào trong lồng cho Bé.
Kiểm tra tất cả các góc sắc nhọn trên đồ chơi của Bé
Mang Bé Hamster vào lồng
Mang Bé vào ngôi nhà bạn đã tâm huyết chuẩn bị cho người bạn nhỏ này nghe.
Xem Bé khám phá nhà mới của mình thích như thế nào nhá!
Nếu bạn là người nuôi Hamster thì không nên bỏ qua bài viết cách phòng ngừa Hamster cắn này nha. Một trong năm cách này sẽ khiến bạn chinh phục Hamster nhà mình đó nè. Đây là bí kíp mà qua một khoảng thời gian dài mình nuôi Hamster rút ra được đấy!
5 cách giúp bạn không bị Hamster cắn- Không nên bỏ qua.
Cách phòng ngừa Hamster cắn khi muốn chạm vào Em ấy nha.
1.Rửa tay trước khi chạm vào Hamster.
Rửa tay thật sạch.
Điều đầu tiên khi bạn muốn chạm vào Bé Hamster thì nên rửa tay thật kĩ nghe! Nhiều bạn mới đi học về vì nhớ Bé Hamster quá mà vội vào âu yếm Em ấy liền. Vô tình bị Ẻm cắn vào tay mà không biết nguyên nhân tại sao (Bạn quên rửa tay đó nghe). Trên tay bạn hay bám rất nhiều mùi lạ, như mùi thức ăn, mùi mỹ phẩm hay những mùi hương khác. Mà Bé Hamster có chiếc mũi rất bén, có thể nhận thấy những mùi lạ nên “phang” vào tay bạn liền đấy.
Mới hôm trước mình đang cho Hamster ăn, tay toàn mùi thức ăn nữa chứ, thế là bị Bé Hamster tưởng nhầm là đồ ăn nên bị cắn nhẹ cái. Nên mấy bạn đừng để giống mình nha, nhớ rửa tay kĩ đã nghen!
Rửa tay sạch trước khi chạm vào Hamster sẽ giúp Bé an toàn khỏi vi khuẩn nữa nha.
2.Không làm Hamster bất ngờ.
Không làm Hamster bất ngờ
Trong các loại Hamster thì Bé Campell là giống hung hăng nên hay cắn nhất đấy. Nhưng là do Bé làm nũng hoặc thấy mùi hương lạ nên phòng thân thôi. Nhưng khi Bé quen mùi tay mình rồi thì chúng ham chơi lắm, đưa tay vào là quấn quýt hà.
Bé cắn là do bạn làm chúng giật mình, lúc này Em nó hung hăng vì sợ hãi đấy.
Bé mới về nhà mới, còn chưa quen, nên Bạn chú ý những ngày đầu tiên đi nhẹ nói khẽ. Không làm Hamster giật mình nhá!
3.Cho Hamster ăn thức ăn.
Cho Bé thức ăn.
Nếu như bình thường bạn hay cho thức ăn vào chén phải hông? Ý hay cho bạn nè, chúng ta sẽ đổi cách cho ăn nha. Bạn để vài hạt hướng dương lên tay, đưa vào lồng Hamster. Khi mấy Ẻm ngửi thấy mùi thức ăn sẽ tiến gần tới và ngồi vào tay bạn ngấu nghiến thức ăn thôi. Như vậy sẽ giúp Bé quen mùi hương ở tay bạn và thân bạn nhiều hơn. Bạn cứ làm như vậy nhiều lần liên tục trong tuần. Chẳng mấy chốc mà Hamster sẽ quấn quýt bạn cho mà xem.
Khi thân rồi thì để tay vào lồng, nếu Bé Hamster tự bò vào lồng bàn tay bạn thì bạn đã thành công rồi nghe. Hãy nhớ thất kiên trì nhé!
Bạn kết hợp với đá mài răng dành riêng cho Hamster nghiến ngấu. Đá mài răng sẽ giúp răng Hamster khỏe và ngưng mọc.
4.Giữ chúng bằng cả hai tay để phòng ngừa Hamster cắn.
Giữ Hamster bằng 2 tay
Mình xém quên nhắc mấy bạn, khi bạn đã làm quen với Bé bằng những cách trên rồi nhỉ. Bây giờ muốn bế Hamster ra khỏi lồng nên nhớ dùng cả hai tay đấy. Hamster nó rất nhanh nhẹn, khi bạn giữ hai tay, dùng những ngón tay nhẹ nhàng cuộn tròn để Bé không di chuyển bất ngờ nghen.
Muốn bắt Hamster thì nên chụp tay từ trên lưng Hamster xuống để Bé không bị giật mình.
Nhớ là luôn dùng hai tay khi bế Hamster đó nghe!
5.Sử dụng muỗng để di chuyển.
Sử dụng muỗng để di chuyển
Cách này dùng khi bạn quá sợ Bé Hamster cắn nha. Khi bạn muốn đưa Hamster ra khỏi lồng để dọn vệ sinh hay làm gì đấy. Bé Hamster sẽ phản kháng lại khi chúng không thích, cắn bạn là cách mà chúng hay làm nhất để phòng thủ. Thay vì dùng tay thì bạn hãy dùng muỗng khi muốn bế Hamster ra ngoài nha. Khá là tiện và nhanh đúng không nào!
Ở cửa hàng thú cưng có bạn những loại muỗng này. Hoặc bạn có thể cắt cái chai làm đôi để sử dung nghen!
5 cách trên có giúp cho Bạn bỏ túi được gì không? Nhưng ngoài 5 cách này, Bé Hamster thích nhất vẫn là được bạn quan tâm, nói chuyện , dành nhiều thời gian cho chúng. Chúng cần được yêu thương, trò chuyện, vui chơi cùng các bạn nhiều hơn là cách bạn tạo khoảng cách với Bé nhé! Nhớ luôn cho Hamster thức ăn giúp hỗ trợ mài răng( bánh snack trái cây, phomai mài răng, bánh chó mèo,..) và các loại đá mài răng để cho Bé luôn khỏe mạnh khi không vướng víu những chiếc răng không nghe lời này nè! Nếu bạn biết cách phòng ngừa Hamster cắn vào tay khi chạm vào Ẻm thì nên chia sẻ cho nhiều người cùng nuôi Hamster biết với nghe! Chúc bạn và người bạn nhỏ của mình luôn vui vẻ nhé!
Hamster là thú cưng thuần chủng nên chúng rất hiền và dễ chăm sóc. Nhưng đôi lúc có bạn chưa quen đã vội làm Bé hoảng sợ. Vì tự vệ nên Hamster thường dùng răng làm vũ khí phòng thân á. Vậy nên bạn đừng vội la mắng bé nghe. Mình giúp bạn xử lý khi bị Hamster cắn nhé!
A. Cách phòng ngừa để không bị Hamster cắn bọn mình nha.
1.Vệ sinh tay sạch sẽ.
Vệ sinh tay sạch sẽ
( Dùng bao tay khi đưa tay vào lồng Hamster ) Hamster có một chiếc mũi “rất bén”. Chúng có thể nhận biết đâu là mùi quen thuộc, đâu là mùi lạ. Vậy nên trước bế Bé lên tay, bạn nhớ vệ sinh tay mình bằng xà bông và rửa lại với nước thật sạch đó nghe! Đôi lúc mình quên, mới cho Bé ăn xong lại muốn bế “Bé Bự” nhà mình lên chơi. Tại cái mũi “rất bén” mà Hamster tưởng tay mình là đồ ăn. Chúng liếm làm mình hơi nhột, còn cắn nhẹ vào ngón tay mình nữa chứ. Hamster thật tham ăn phải không nào !Đấy là do mình quen nên không bị Hamster cắn đau, nhưng bạn nào mới nuôi thì nhớ mang bao tay đó nha.
Hamster là thú cung rất mê ngủ, Bé hay cáu gắt khi ai chạm vào người khi ngủ. Nên bạn không nên đánh thức “chú cún nhỏ” này khi ngủ nghe. Nếu không Bé sẽ cắn bạn như thể hiện sự tức giận đấy heng!
2.Hamster luôn có đồ nhai để mài răng.
Đá mài răng
Bạn biết phải không, họ hàng nhà Hamster luôn có bộ răng không ngừng phát triển. Vậy nên bạn luôn để đồ mài răng như đá mài răng, gỗ, phô mai cứng,… hoặc các loại đồ ăn cứng cũng được nhá!
Ở các cửa hàng thú cưng có rất nhiều loại bánh mài răng dễ cho bạn lựa chọn cho Hamster nhà mình nghe!
Bạn cứ tưởng tượng Hamster sẽ ra sao khi có bộ răng quá dài, vướng víu đến khó chịu. Đây là cách mài răng Hamster thường xuyên và thông dụng nhất đó.
3.Làm vệ sinh lồng.
Vệ sinh sạch sẽ lồng
Mấy bạn nhớ thường xuyên vệ sinh lồng Hamster sạch sẽ nhá. Nhưng trước khi muốn dọn dẹp nhà ở của Bé. Nên để Hamster vào một cái hộp hay cái gì đấy mà khiến Bé không chạy lung tung. Vì nếu Bé ở ngoài một mình sẽ dễ bị các thú cưng khác ăn hiếp. Hoặc tiếng động lớn khiến Hamster giật mình có thể quay qua cắn bạn
Không để Hamster vào vật dụng gì khiến bạn không kiểm soát được.
4.Kiểm tra cơ thể Hamster.
Kiểm tra cơ thể Hamster
Nếu Hamster bị thương hay có vấn đề về sức khỏe. Bé có thể hung hăng hơn, có thể cắn nếu bạn chạm vào người nó. Nếu bạn biết Hamster nhà mình bị thương thì nên tìm biện pháp chữa trị ngay lập tức. Nếu gần nhà có bác sĩ thú y thì mang Bé đi gặp bác sĩ liền nha.
Một số dấu hiệu khác cho thấy chuột của bạn bị thương bao gồm từ chối ăn, chảy máu, sưng, khập khiễng, khó thở, tiếng rít hoặc đau đớn, hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
Giữ một mắt ra cho đuôi ướt, một căn bệnh nghiêm trọng. Nếu khu vực phía sau Hamster của bạn bị ướt và vẫn như vậy, bạn sẽ cần phải mang nó đến bác sĩ thú y. Đuôi ướt đến từ lồng không sạch, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên làm sạch lồng.
5. Hamster thay đổi môi trương mới.
Hamster thay đổi môi trường mới
Một trong những nguyên nhân khiến Hamster cắn bạn là do thay đổi môi trường sống. Nghe có vẻ lạ nhỉ, mình giải thích cho nghe nè: Khi bạn mới nhận nuôi Hamster từ cửa hàng thú cưng hay được ai tặng gì đấy. Và thay đổi môi trường sống của Hamster bạn mang Bé từ ngôi nhà cũ sang ngôi nhà mới khiến “Bé Bự” cảm thấy không quen khiến tinh thần không thoải mái. Và đặc biệt đổi chủ nữa, chúng đã quen với mùi hương cơ thể Nên khi bạn muons bế Hamster thì nên đeo bao tay không là bị cắn đó nghe.
Khi mới mang Hamster về lồng mới. Nên để Bé một mình khoảng 3 đến 5 ngày cho chúng làm quen với môi trường xung quanh. Và không tạo ra tiếng ồn đó nghe!
Sau một vài ngày, bạn để tay gần lồng bé để ẻm ngủi thấy mùi hương trên cơ thể của bạn. Không nên thò tay vào chạm vào người Hamster. Hãy để gần đấy và xem Bé có bò lại gần bạn không nha. Thật bình tĩnh để không làm Hamster của bạn giật mình heng!
Sau khi đã quen với mùi hương trên cơ thể bạn, bạn có thể vuốt ve trên người Hamster. Nếu muốn bế Hamster lên thì nên để tay chụp từ trên lưng xuống. Đây là cách khiến bé không giật mình á nè. Nhẹ nhàng ôm gọn Hamster vào lồng bàn tay.
B. Xử lý tình huống nếu bị Hamster cắn bạn.
1.Giữ bình tĩnh.
Giữ bình tĩnh
Nếu bạn bị Hamster cắn, đừng vội phản ứng quá mức để không kích động tới Bé. Không nên lắc hay la hét vào Hamster của bạn đâu nghe. Nó chỉ khiến cho Hamster nhà bạn giật mình và có thể cắn bạn thêm lần nữa đấy.
Khi bạn đang giữ Hamster đang cắn bạn, hãy từ từ hạ Bé vào lồng. Hamster sẽ nhẹ nhàng và trở lại bình thường với bạn. Nếu Bé vẫn không chịu Bỏ tay bạn ra, hãy từ từ nâng hàm của Hamster lên để lấy tay ra khỏi miệng của Bé nhá!
2.Lau vết thương.
Rửa vết thương
Khi bị Hamster cắn, chắc chắn trên da bạn sẽ để lại vết răng của chúng. Tùy theo mức độ Hamster mà dấu răng sâu hay cạn. Nếu vết thương nhẹ, Bạn chỉ cần rửa vết thương bằng nước muối pha loãng hay nước sát trùng oxy Già để sát trùng rồi dung gạc băng vết thương lại là được nha.
Nếu vết thương quá sâu do răng Hamster áp mạnh vào da gây chảy máu quá nhiều. Hãy khử trùng vết thương và băng nhẹ lại rồi đến gặp bác sĩ để được kiểm tra an toàn hơn nha.
3.Băng cắt.
Băng bó vết thương
Sau khi đã làm sạch vết thương, để không muốn bị nhiễm trùng. Bạn nên dùng thuốc sát trùng để bôi lên vết thương và dùng một chiếc băng sạch để băng toàn bộ vết thương lại nha.
4.Theo dõi vết thương.
Theo dõi vết thương
Cũng giống như các động vật khác, Hamster cắn cũng có thể truyền vi khuẩn qua người. nên chú ý các dấu hiệu sốt, đau, hay vết thương vẫn không lành. Có thể cái này hơi nghiêm trọng, bạn nên đén gặp bác sĩ ngay nhé!
Hamster rất ít khi gặp các vấn đề về truyền các bệnh dại như chuột đồng. Trừ khi khu vực bạn sống đang có dịch bệnh lan rộng. Khi bạn có nghi ngờ hamster mắc bệnh dại thì nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức nghe.
Hamster nhà bạn bỗng một ngày thấy khó chịu, ngứa ngáy, gãi liên tục. Bạn thấy có nhiều lông rụng trên trong lồng. Trên người Hamster có những vết đỏ, những mảng lông bong ra,…. Đây là những dấu hiệu cho thấy Hamster bị nấm ngoài da rồi. Nếu bạn không xử lý kịp thời thì ảnh hưởng cho cả Bé Hamster và bạn nữa đấy nghen!
Không bao giờ lo lắng khi Hamster bị NẤM NGOÀI DA nữa.
I.Tìm dấu hiệu bệnh nấm ngoài da ở Hamster.
1.Biểu hiện rụng lông.
Biểu hiện rụng lông
Bạn chơi với Bé và phát hiện lông Hamster rụng trên tay mình rất nhiều. Nhìn Bé Hamster nhà bạn có vẻ khó chịu ngứa ngáy, dùng tay gãi liên tục trên người. Hay cáu có, kêu rên inh ỏi,…
Ở trên người Hamster có những mảng lông bị tróc hay hói thì có lẽ Bé đã bị bệnh nấm ngoài da rồi đấy.
2.Theo dõi Hamster trong vài ngày đầu.
Theo dõi Bé trong vài ngày đầu
Nếu Bé cưng của bạn liên tục kêu vì ngứa quá. Chúng bắt đầu gãi, hay chà xát vết ngứa vào lồng để bớt ngứa. Bé bị nếm ngoài da khiến chúng rất khó chịu đấy.
3.Tìm vị trí vùng da bị nấm.
Tìm vị trí vùng da bị nấm
Bạn nên kiểm tra hết những chỗ Hamster có thể bị nấm trên cơ thể Bé. Dùng tay rẽ lông và thấy chỗ nào bị các mảng đỏ tròn hoặc da có vẩy, da màu vàng cũng có. Những mảng da bị nấm này rất nhỏ, có thể vài milimet hoặc cm thôi. Nên bạn tìm cho thật kĩ nha.
II.Cách trị nấm an toàn cho Hamster.
1.Điều trị cho Hamster khi bị nấm ngoài da.
Khi bị nấm
Bé Hamster nhà bạn khi phát hiện ra nấm ngoài da thì nên liên hệ cửa hàng thú cưng để được tư vấn mua thuốc. Hoặc gần nhà bạn có cửa hàng thuốc tây để mua thuốc Bảy Màu nghe. Hoặc bạn có thể sử dụng dầu dừa thay thế thuốc cũng rất hiệu nghiệm nha.
B1: Mua thuốc trị nấm ngoài da.
B2 Dọn vệ sinh lồng sạch sẽ trước khi thoa thuốc cho Bé. Vì khi điều trị nấm ngoài da cho Hamster, lông và các mảng bong tróc trên da rơi ra rất nhiều nên bạn phải thường xuyên dọn vệ sinh lồng đó nha.
B3: Khi Hamster bị nấm ngoài da, Bé rất yếu nên Bạn không cần tắm xà bông cho Bé. Nếu bạn tắm nước nữa thì Bé đau và cảm thấy sợ hãi khi bôi thuốc.
B4: Dùng khăn làm ướt bộ lông của Bé, rồi dùng thuốc thoa toàn thân. Nếu Bé bị từng vùng da thì bôi thuốc từng vùng bị nấm thôi nghen. Khi dùng thuốc bạn nên bôi lên vết thương và thổi liên tục cho Bé. Sau đó, mang Bé Hamster vào chỗ mát và thoáng, không lót gì hết. Đợi khô hẳn mới lót chuồng lại bình thường nghe.
Bé Hamster nhà bạn có bộ lông quá dài thì nên cắt bớt để khi tắm hay bôi thuốc hiệu quả hơn nhé.
Khi dùng thuốc chống nấm cho Bé, nên làm ướt bộ lông rồi nhẹ nhàng thoa đều thuốc lên Hamster nhà bạn nha.
2.Sử dụng bao tay.
Sử dụng bao tay
Bệnh nấm ngoài da ở Hamster có thể lây từ chuột qua người. Vậy nên hãy dùng bao tay khi chữa bệnh cho Hamster. Bao tay giúp bảo vệ bạn và Bé Hamster nữa. Nên càng kĩ càng tốt đó nghe!
3.Không chạm vào vùng da bị nấm.
Không chạm vào vùng da bị nấm
Khi bạn thấy Hamster nhà bạn đang có những vùng da tấy đỏ, những mảng vảy bám quanh lông thì không chạm tay vào đấy. Vì như vậy vùng da đó rất dễ lây sang vùng da khác trên người Hamster nữa đấy nghe!
4.Rửa tay sau khi chạm vào vùng da bị nấm.
Rửa tay sau khi chạm vào vùng da bị nấm
Sau khi bôi thuốc cho Hamster xong, bạn bỏ chiếc găng tay vừa dùng đi. Và rửa tay thật sạch với xà bong diệt khuẩn, chống nấm. Bạn nhớ làm thật kĩ từng ngón tay cho đến hết bàn tay nha. Rửa mặt thật sạch sau khi chạm vào Hamster bị nấm ngoài da nữa đấy.
5.Tách Hamster khỏi vật nuôi khác.
Tách Hamster ra khỏi vật nuôi khác
Bệnh nấm ngoài da rất dễ lấy lan từ vật nuôi này sang vật nuôi khác. Nếu Bé Hamster đang bị bệnh ở chung với các bạn khác thì nên tách chúng ra ngay và luôn. Nếu bạn không muốn lấy sang bạn bè của chúng. Đặc biệt khi có chó, mèo hoặc vật nuôi khác trong nhà thì nên cách ly càng nhanh càng tốt đấy.
Rất nhiều bạn muốn nuôi Hamster nhưng không được Ba Mẹ đồng ý. Bạn nên chứng minh trách nhiệm của mình khi nuôi Hamster bằng cách:
Đảm bảo kết quả học tập không bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tốt hơn khi có người bạn nhỏ Hamster bên cạnh.
Nhận thêm các công việc nhà như rửa chén, quét nhà, nhận thêm những nhiệm vụ nhỏ khác mà bạn có thể làm được.
Lên kế hoạch tiết kiệm tiền tiêu vặt của mình hằng ngày để chuẩn bị nuôi Hamster.
Chứng minh cho Ba Mẹ thấy mình bắt đầu tiết kiệm và thể hiện tinh thần trách nhiệm của bạn nha!
2.Không gian mát mẻ.
Nhà ở của Hamster.
Bé Hamster thường sống trong không gian thoảng mát, nhiệt độ nằm trong khoảng 20 đến 29 độ C. Tránh ánh nắng mắt trời chiếu trưc tiếp vào Hamster. Vậy nên không đặt lồng Hamster gần cửa sổ nhé!
3.Chi phí khi nuôi một cặp Hamster.
Chi phí nuôi Hamster.
Hamster là thú cưng thích sống bầy đàn, nên khi nuôi Hamster bạn chọn 2 Bé ở cùng nhau bầu bạn nhé! Mỗi Bé Hamster có giá từ 50k đến 80k. Một lồng Hamster có giá từ 150k đến 500k. Ngoài ra, những vật dụng cần thiết cho Bé như: Lót chuồng, cát tắm, thức ăn chính, thức ăn bồi dưỡng, thưc ăn vặt, thuốc chữa bệnh các loại, mỗi loại có giá từ 10k đến 100k. Tối thiểu để nuôi Hamster nằm trong khoảng 500k nha mấy bạn!
4.Vật dụng cần thiết khi nuôi Hamster.
Vật dụng cần thiết.
Để Hamster không chạy mất thì một chiếc lồng xinh xắn là không thể thiếu. Ngoài ra, Cát lót giúp Hamster không có mùi hôi và khộng bị tiêu chảy, Cát Tắm làm cho Bé luôn sạch sẽ và không rụng lông. Bình nước uống hằng ngày, Well là đồ chơi giúp Hamster tập thể dục, giảm mỡ ^^. Chén đựng thức ăn, nhà tắm,…
5.Bạn đã sẵn sàng chọn cho mình một đôi Hamster cho mình chưa?
Chọn một đôi Hamster.
Bé Hamster rất nhỏ, vậy nên chúng chúng ở một góc nhỏ trong phòng bạn. Chúng trở thành người bạn thân, đợi bạn mỗi ngày đi học về. Là nơi giáp bạn giải tỏa những căng thẳng sau những ngày học mệt mỏi trên trường. Không thể cưỡng lại được sự đáng yêu với khuôn mặt ngây thơ dù Hamster có lớn hết cỡ đi nữa! Còn chần chừ gì nữa mà không rinh Bé Hamster về nhà mình đi nào!
Bạn được tặng một Bé Hamster cái đã mang thai mà không biết. Hoặc vô tình bạn ghép Bé cái với Bé đực ở chung với nhau trong thời gian dài. Thế là Hamster mang thai , cơ thể tròn và phình như quả lê ý. Hay một buổi sáng thức dậy bạn nghe tiếng kêu chít chít xung quanh Hamster cái nhà bạn. Không biết lý do như nào. Nhưng khi nhà Bạn có thêm thành viên mới như vậy, chúng ta phải học cách chăm sóc cho Mẹ và Bé con đều an toàn trong giai đoạn quan trọng này nghe!
Bất ngờ Hamster của bạn mang thai ngoài mong đợi.
A. Những dấu hiệu Hamster mang thai như là.
Cơ thể tròn và bạn nhìn có cảm giác Bé mập lên vậy.
Hay cắn giấy hoặc những nguyên liệu mền thành một đống ở góc lồng.
Chạy quanh lồng như đang rất lúng túng ý nè.
Hay nổi cáu, gắt gỏng và có thể cắn bạn khi chạm vào người Bé cái.
Nếu có Bé đực ở chung. Bé cái có thể cắn Bé đực tới chảy máu. Nặng hơn có thể cắn chết Bé Đực luôn đấy mấy bạn à.
B. Cách xử lý Hamster mang thai bất ngờ.
I.Giữ cho Bé Mẹ bình tĩnh.
1.Làm cho người Mẹ cảm thấy an toàn.
Giữ Bé nơi an toàn
Khi bạn phát hiện ra Hamster mang thai thì cũng gần tới ngày sinh của Bé rồi. Vì Hamster mang thai thường tăng cân rất ít nên khó phát hiện. Và đặc biệt là Hamster mang thai ngoài ý muốn nữa chứ. Vậy nên mình sẽ chia sẽ cách giúp Bạn chăm sóc cả Mẹ và con sau khi sinh nhé! Sau quá trình Hamster sinh con, Bé Mẹ rất mệt mỏi và cảm thấy đuối sức sau lần vượt cạn như vậy. Bạn phải tạo điều kiện an toàn nhất có thể bằng những cách sau đây nè:
Sau khi sinh, Bạn mang Hamster Mẹ vào nơi yên tĩnh và ánh sáng rất nhẹ. Vì Bé Mẹ rất căng thẳng khi có ánh sáng mạnh chiếu vào, giật mình vì những tiếng ồn lớn. Bạn nhớ kĩ bước này nghe, nếu không Hamster Mẹ sẽ ăn con của mình đấy.
Không cho những thú cưng khác ở gần lồng Hamster Mẹ và nhớ tách Bé đực ra lồng riêng.
Đặt lồng vào nơi có ít ánh sáng nhất.
Dùng tấm vải che xung quanh lồng Hamster Mẹ để chúng được có cảm giác an toàn và không nhìn thấy vật gì xung quanh mình. Bóng tối sẽ khiến Hamster giảm căng thẳng rất nhiều á nghen!
2.Thêm khăn giấy vệ sinh vào lồng.
Thêm khăn giấy vào nhà cho Bé
Bạn để thêm khăn giấy hoặc giấy vệ sinh không mùi vào lồng Hamster mẹ. Nhưng bạn nhớ để nhẹ nhàng và không làm Hamster Mẹ giật mình đó nghe. Bé Mẹ sẽ tự xé giấy và lót quanh tổ mình để tăng thêm sự thoải mái và ấm áp hơn. Nếu Hamster mẹ cảm thấy môi trường xung quanh không ổn, Nó sẽ ăn con mình như kiểu bảo vệ đàn con vậy.
Không sử dụng những loại lông nhân tạo làm lót chuồng khi Hamster sinh con nhá. Nguy hiểm tới Hamster con đấy nghe.
3.Giữ Hamster yên tĩnh trong 2 tuần đầu tiên.
Giữ Hamster trong 2 tuần đầu
Trong lúc này, Bạn không nên đến gần lồng Hamster nha. Bé Mẹ cảm thấy khó chịu khi bị bạn làm phiền. Khi có ngửi thấy mùi hương lạ, Bé Mẹ sẽ ăn con mình. Bạn không hiểu tại sao khi Hamster Mẹ hay ăn con mình như vậy. Nhưng thực chất đây là cách Hamster Mẹ bảo vệ con mình đấy. Nghe lạ phải không nào nhưng khi Bé Mẹ thấy những dấu hiệu bất ổn ở xung quanh mình. Chúng sẽ giấu con vào miệng, như muốn che chở và đưa con vào nơi an toàn nhất. Nhưng đây cũng là cái mà Hamster Mẹ vô tình khiến Hamster Baby nghẹt thở và chết trong miệng Mẹ. Không có người Mẹ nào muốn ăn con mình đâu bạn nghe. Nên quá trình sau sinh này bạn phải cẩn thận từng bước và không gây rối với Hamster Mẹ để không xảy ra những điều đáng tiếc vậy nhé!
Đặc biệt, không vệ sinh, lau dọn lồng trong 2 tuần sau sinh. Nếu bạn thấy những dấu hiệu mang bầu mình liệt kê ở trên thì nên dọn chuồng trước ngày Hamster sinh con đi nha.
Không chạm vào Hamster con vì người Mẹ sẽ ngửi thấy mùi hương lạ sẽ ăn con mình nữa đó.
II. Chăm sóc cho Hamster Mẹ và con.
1.Dinh dưỡng cho Hamster Mẹ.
Thức ăn dinh dưỡng
Dinh dưỡng rất quan trọng cho Bé Mẹ trong khoảng thời gian nuôi con như thế này. Ngoài thức ăn chính mà Bé Mẹ vẫn ăn hằng ngày. Bạn nên cho Bé ăn nhiều thức ăn giàu Protein như: Cám trứng, Phô mai,Yến mạch, Hạt kê, Mè đen, Sâu khô,… Ngoài ra nên cho Bé Mẹ ăn thêm các loại rau để cung cấp nhiều vitamin như cà rốt, dâu tây, táo, xà lách, khoai lang, bông cái, bí ngô,rau chân vịt,…Nhưng nên cho ăn ít, khoảng 2 lần trên một tuần thôi nghe! Nhiều quá Bé sẽ bị tiêu chảy, sẽ rất khó điều trị vì không thể dùng thuốc được. Nếu bị tiêu chảy thì cho Bé ăn mè đen hoặc coffee đen, chúng có tác dụng chữa tiêu chảy.
Để thức ăn xung quanh Hamster, Bé sẽ tự mang vào tổ mình khi ăn.
Dùng chén đựng thức ăn ở dạng thấp cho Hamster Mẹ dễ lấy thức ăn mà không mất sức. Bình nước thì hạ thấp xuống nữa nha.
Để Hamster ăn hết thức ăn cũ rồi mới để thức ăn mới vào. Vì thức ăn để lâu sẽ bị mốc và bốc mùi. Đặc biệt là những loại thức ăn tươi như trái cây hay rau sống.
2.Cho Hamster con ăn dặm.
Cho Hamster con ăn dặm
Sau khoảng 7 hay 8 ngày, Hamster con có thể di chuyển, chúng bắt đầu bò quanh chiếc lồng của mình rồi đó. Trong lúc này, bạn nên để các loại thức ăn như đậu hũ, cám trứng, phô mai, ít rau xanh,…Bé con sẽ bò xung quanh để tập ăn dặm.
Cốm gạo là lựa chọn tốt nhất cho những thiên thần nhỏ này. Vì cốm gạo rất mềm và xốp.
Không để quá nhiều thức ăn như cám trứng, phô maivào lồng. Vì những loại này rất dễ kích thích kiến vào chuồng của Bé. Nên bạn cho một lượng ít đủ cho Mẹ và Bé ăn trong buổi đấy thôi nhé!
3.Tách Hamster con.
Tách Hamster con
Sau 2 tuần, Bé Hamster con đã có thể mở mắt, và rất nhanh nhẹn. Lúc này, bạn có thể vệ sinh và làm sạch lồng. thay lại cát lót, cát tắm,…Nên dùng muỗng để di chuyển Hamster con khi vệ sinh lồng. Nên dùng bao tay để đưa Hamster mẹ ra khỏi lồng. Như vậy không để lại bất cứ mùi hương nào trên cơ thể chúng. Đến tuần thứ 4, Hamster bắt đầu có thể tách khỏi Mẹ mình rồi. Lúc này Bé con bắt đầu tự sống độc lập được rồi nha mấy bạn. Bé rất năng động hay chạy xung quanh lồng, bây giờ Bé đã ăn được hết những loại thức ăn như Hamster Mẹ vậy. Dù Hamster mang thai ngoài sự bất ngờ của bạn. Nhưng chúng ta lại có thêm thành viên mới nữa rồi phải không. Hãy chăm sóc chúng cho đến khi chúng đủ ngày tuổi có thể sống không cần Mẹ nữa. Bạn nên xem mình có nuôi hết đàn Hamster con không. Nếu có thì tốt quá. Nếu không thì tìm người cho bớt đi nha. Nhưng vẫn luôn cho chúng cuộc sống thiệt tốt nhé! Chúc các bạn luôn có tình yêu đẹp với mấy Bé quý tử nha!
Và bạn bắt đầu thấy rằng Hamster là một trong những thứ cưng khá khỏe mạnh phải không? Nhưng đôi lúc vì một số nguyên nhân khiến Hamster của bạn bị tiêu chảy. Nếu bạn không biết cách khắc phục sớm, Bé sẽ kiệt sức và nguy hiểm hơn sẽ có những cái chết đáng tiếc xảy ra. Hamster bị tiêu chảy là bệnh hay gặp phải khi bạn cho Bé ăn qua nhiều rau củ quả hoặc không thường xuyên vệ sinh đồ dùng hay lồng của Hamster. Bạn có muốn biết cách khắc phục tình trạng này không?
Bạn có đang gặp rắc rối khi Hamster bị tiêu chảy không ?
Hamster thường rất khỏe mạnh sức đề kháng khá tốt. Tuy nhiên, Bé có thể bị tiêu chảy do một vài nguyên nhân như cho ăn rau quá nhiều. Nếu Bé có dấu hiệu bị tiêu chảy (phân mềm, ướt ở đuôi, phân màu sáng), bạn nên chữa bệnh tiêu chảy cho bé. Hãy bắt đầu với chế độ ăn và làm sạch chuồng để ngăn ngừa vi khuẩn và loại bỏ các tác nhân gây tiêu chảy cho Bé nhé.
A. Nguyên nhân dẫn đến Hamster bị tiêu chảy:
Xem biểu hiện của Bé
Đầu tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới Hamster bị tiêu chảy nhé!
Do Hamster không được ở trong môi trường sống sạch sẽ, các lót, cát tắm, ít được thay thường xuyên ( 2 – 3 ngày )
Đồ Chơi lâu ngày bám bẩn, không được vệ sinh. Thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
Không thường xuyên vệ sinh bình nước, các vật dụng hằng ngày của Bé cưng ( vòi nước cũng cần được rửa, xúc kỹ )
Thường các Bé Hamster vô cùng thích các loại rau củ quả, Bạn mà cho là Bé sẽ không hề từ chối. Nhưng điều này sẽ không tốt cho Bé. Ăn Nhiều Rau, Củ, Quả, Carot, Phomai thường bị oxy hóa.
Hamster rất thích được một giấc ngủ sâu và an toàn, Bé rất dễ bị stress mỗi khi bị giật mình do tiếng động mạnh, làm phiền giấc ngủ, bị bế chơi liên tục khi đã mệt hoặc không muốn… Nhất là khi mới rước Bé về nhà, Bé chưa quen với mình. Nếu thật sự thương Bé, chúng ta nên tiếp cận, làm quen nhẹ nhàng với Bé, nếu chưa cho bế, có thể qua một hai ngày quen dần, Bạn hãy bế thì lúc đó tha hồ chơi đùa với Bé nghen ! Đôi lúc mình vô tình khiến Bé Hamster bi stress là điều không đáng có nghe mấy bạn!
B.Cách chữa trị cho Bé Hamster bị tiêu chảy:
I.Chuyển sang chế độ ăn thông thường.
1.Không cho bé ăn các loại rau củ tươi.
Không cho Bé ăn nhiều rau tươi.
Với một lượng nhỏ thì rau củ rất tốt và có thể cung cấp dưỡng chất cho Bé. Trong rau củ có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu và có nhiều nước giúp Hamster cân bằng lượng nước trong cơ thể. Nhưng ăn quá nhiều rau củ có thể dẫn đến Hamster bị tiêu chảy. Để điều trị bệnh tiêu chảy, đầu tiên bạn phải loại bỏ rau củ ra khỏi thực đơn của Bé. Cho Bé cưng ăn thức ăn khô, các loại hạt và bột ngũ cốc nhé! Thức ăn hạt và viên chứa rất nhiều dưỡng chất. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng sợ Bé thiếu chất khi thực đơn của Bé chỉ có toàn đồ ăn khô nhé!
2.Cho Bé uống nước mát.
Cho Bé nước mát
Như chúng ta, Bé Hamster sẽ bị mất nước khi tiêu chảy. Vậy nên bạn nhớ cho Hamster nước mát và sạch để uống bù lượng nước mất đi nhé. Nếu Hamster không thể uống nước được thì bạn nên cho Bé uống nước bằng ống nhỏ giọt nhé!
Cho Bé uống từng giọt nước mát. Giữ Bé trên tay (vừa phải thui không là bé khó chịu nha) đưa ống vào góc miệng và nhỏ nước vào miệng cho Hamster heng!
Tùy vào kích thước của Bé mà bạn nên cho Bé uống lượng nước phù hợp nghe!
3.Cho Hamster ăn rau trở lại.
Cho Hamster ăn rau trở lại
Sau vài ngày chữa bệnh thì Hamster của bạn sẽ khỏi. Nhưng đừng cho Bé ăn rau lại sớm. Hãy để Bé Hamster hồi phục hoàn toàn và chờ thêm vài tuần trước khi cho Bé ăn rau trở lại. Cho bé ăn rau với kích thước nhỏ cỡ trái nho khô là vừa nhé. Và ăn rau vài ngày 1 lần là đủ với bé rồi.
4.Kiểm tra cơ thể Bé thường xuyên.
Kiểm tra răng Bé thường xuyên
Với những trường hợp tiêu chảy bình thường. Hamster sẽ khỏe lại sau một vài ngày chữa bệnh (không bị đơ hay biếng ăn). Tuy nhiên, nếu bị tiêu chảy nặng, Bé sẽ không thể khỏe lại sau một vài ngày. Nếu trường hợp này sảy ra, bệnh tiêu chảy sẽ trở nên tồi tệ hơn (mắt buồn và trũng, xù lông, giảm cân). Tiêu chảy nặng là một triệu chứng của bênh ướt đuôi, đây là một loại bệnh rất nghiêm trọng với Hamster. Nếu Hamster bị tiêu chảy, hãy điều trị cho Bé ngay lập tức.
II.Kiểm tra môi trường sống của Hamster
1.Giữ lồng ở nơi thoáng mát.
Cho Bé lồng thoáng mát
Khi Hamster bị tiêu chảy, hãy giữ lồng Bé ở nơi thoáng mát (21-290 C). Nóng quá Bé sẽ khó chịu và dễ bị shock nhiệt
2.Dọn sạch chuồng cho Bé Hamster.
Dọn lồng sạch sẽ
Khi Bé bị tiêu chảy hoặc ướt đuôi. Lồng của Bé sẽ chứa rát nhiều vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Dọn chuồng cho Bé sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây bệnh và giúp Hamster nhanh khỏe mạnh hơn.
Mỗi ngày bạn nên rửa chén ăn, bình nước với xà phòng và nước sạch. Rửa nước xả thẳng từ vòi và sau đó để khô. Rồi mới cho thức ăn lại cho Bé nghe!.
Thay đổi lót chuồng từ 2-3 ngày. Nên lựa chọn cát lót sẽ sạch hơn giấy và mùn cưa( cát sand, cát buddy…)
Mỗi lần một tuần, bạn nên rửa chuồng bằng nước sạch. Rửa sạch cả đồ chơi của Bé, phơi khô và để lại như cũ nhé!
3.Loại bỏ thức ăn thừa.
Dọn những thức ăn thừa
Mỗi ngày, bạn nên kiểm tra lại lượng thức ăn thừa của Bé. Bỏ thức ăn này đi trước khi cho thức ăn mới vào nhé. Vì lượng thức ăn thừa nếu bị hư sẽ giúp nấm mốc và vi khuẩn phát triển khiến bé dễ dàng bị bệnh. Hamster rất sạch sẽ, chúng có thể tự tắm, đi vệ sinh hằng ngày. Nhưng điều đáng lo ở đây là chúng không thể nào thay lồng và vệ sinh dụng cụ cá nhân của mình hằng ngày được. Vậy nên bạn hãy giúp người bạn nhỏ này vệ sinh thường xuyên nhé. Đây cũng là cách hạn chế những nguyên nhân gây mần bệnh ảnh hưởng đến Hamster nhà bạn đấy! Khi Hamster bị tiêu chảy, Bạn nên mua thuốc tiêu chảyDiarrhea Allay ở cửa hàng thú cưng cho Bé. Bạn có thể cho Bé Hamster uống phòng ngừa mỗi tuần/1 giọt. Như vậy đảm bảo sức khỏe cho Bé hơn nghen! Chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc bên người bạn nhỏ của mình nghen!
Hamster là một Bé thú cưng đáng yêu, nhưng Bé cần vận động rất nhiều. Mê cung chắn chắn sẽ là một cách tuyệt vời cho Hamster vận động. Đây cũng là một cách để bạn có thể hiểu được Bé thông minh tới mức nào. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách làm mê cung ở nhà cho Bé và cho bạn một vài ý tưởng để thay đổi theo sở thích của bạn nhé!
3 bước sáng tạo để làm Mê Cung cho Hamster đơn giản nhất.
I.Chuẩn bị nguyên liệu làm mê cung cho Hamster của bạn.
1.Kiểm tra nơi bạn muốn làm mê cung.
Chọn nơi làm mê cung
Nếu bạn cảm thấy chán khi để Bé cưng mình mãi trong lồng như vậy. Chúng ta nên tạo những không gian mới giúp Hamster thoả thích khám phá đúng không nè. Hãy thử độ thông minh của Bé bằng mê cung của bạn nhé!
Nơi bạn làm mê cung nên tránh xa các loại vật nuôi khác để tránh Bé căng thẳng, sợ hãi nghe.
Bạn cũng nên che tất cả những lỗ hay gầm nào đó mà Bé có thể trốn nếu Bé chạy ra khỏi mê cung nhé. Những nơi Bé có thể trốn như hộp, gầm bàn, gầm tủ,…
2.Lựa chọn vật liệu làm mê cung cho Hamster .
Lựa chọn nguyên liệu
( Không sử dung các nguyên liệu bằng nhựa để làm mê cung cho Hamster ) Bởi vì Hamster có thể cắn mọi thứ. Nên bạn nên chọn vật liệu làm mê cung an toàn cho sức khỏe của Em ấy nhé! Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng các lại vật liệu bằng nhựa. Có hai loại vật liệu phổ biến cho bạn lựa chọn nè:
Giấy các tông. Bạn có thể lấy nó từ vỏ thùng, vỏ hộp hay lõi cuộn giấy vệ sinh. Loại vật liệu này không bền, nhưng lại rất rẻ. Bạn nên kiếm loại giấy giày một xíu, không là Hamster sẽ nhai rách tường và trốn mất đấy.
Gỗ. Gỗ thì cứng hơn nhưng cũng đắt hơn giấy các tông. Nếu bạn lựa chọn gỗ, hay chắc chắn nó là loại gỗ cứng như bạch dương, sồi hay gỗ cây óc chó. Tránh các loại gỗ mềm như tuyết tùng. Ngoài ra bạn nên chọn gỗ mịn, không có vết nứt hay thô nhé, nếu va phải Bé có thể bị thương đấy. Bạn có thể sử dụng gỗ ván hoặc gỗ khối nhé.
3.Lựa chọn loại keo dán phù hợp.
Lựa chọn keo dán
Keo nóng sẽ dễ sử dụng cho giấy các tông. Nhưng nếu bạn dùng gỗ thì bạn nên dùng keo gỗ. Bạn nên mua loại keo không độc, không là buồn buồn Bé nhai luôn keo đấy. Bạn không nên dùng đinh hay vít kể cả khi làm mê cung bằng gỗ. Kim loại sắc nhọn có thể làm bị thương Bé đấy.
4.Chọn nền cho mê cung.
Nền làm mê cung
Hãy tìm một tấm ván có kích thước phù hợp với mê cung của bạn. Tấm ván này sẽ dùng để làm nền cho mê cung. Hoặc bạn có thể dùng mika cũng được.
Bạn nên dùng mika để làm nền, nó dễ dọn rửa hơn khi Bé làm xáo trộn mọi thứ lên. Bạn nên dán các góc xuống để chắc chắn rằng nó không trượt ra ngoài.
5.Đặt mê cung của bạn ở khu vực nào là tốt nhất?
Nơi đặt mê cung
( Chọn không gian rộng để đặt mê cung) Đặt mê cung trong phòng kín hoặc bồn tắm. Khi bạn đặt mê cung trong phòng kín (không có vật cản hay chỗ trốn) sẽ tránh được việc Bé chạy trốn thoát khỏi mê cung. Nếu bạn sử dụng bồn tắm hãy chắc chắn là ống xả được cắm lên hoặc che kín và đáy bồn được phủ bằng vài hoặc khăn.
6.Thiết kế tường cho mê cung.
Thiết kế tường mê cung
Bạn có thể tự mình tạo ra tạo tường cho mê cung bằng giấy. Bạn nên làm đường trong mê cung là đường thẳng để dễ dàng xây dựng hơn là làm đường cong.
7.Hãy chắc chắn mê cung đủ lớn để phù hợp với Hamster của bạn.
Bạn có thể phóng to nó chỉ đơn giản bằng cách vẽ nó lớn hơn. Bạn có thể vẽ nó lên nền hoặc vẽ lên một tờ giấy và sau đó dán giấy lên nền.
II.Xây dựng mê cung cho Hamster của bạn.
1.Bắt đầu vẽ tường trên một tờ giấy các tông hoặc gỗ.
Xây dựng thành mê cung
Mê cung thường sẽ có hình chữ nhât. Chiều dài cần phải phủ kín các đường trong mê cung của bạn. Chiều cao phải gấp đôi chiều cao của Hamster, điều này sẽ giúp Hamster không leo ra khỏi mê cung.
Nếu bạn không có đủ vật liệu để làm tường cao, bạn có thể làm chúng cao ngang chiều cao khi đứng của Hamster, nhưng sau đó bạn sẽ cần che phủ toàn bộ mê cung bằng tấm lưới để Bé không leo ra ngoài.
Bạn nên đánh số cho các bức tường khi cắt, để không lẫn lộn với các bức tường khác trong mê cung khi lắp ráp.
2.Bắt đầu cắt các bức tường.
Cắt tường
Nếu bạn đang sử dụng giấy các tông, bạn có thể sử dụng máy cắt hộp hoặc dao cắt giấy. Nếu bạn đang sử dụng một bảng gỗ, sau đó bạn sẽ phải sử dụng cưa hoặc máy cắt để cắt
Hãy thử cắt một vài lỗ thông qua các bức tường để làm các cửa nhỏ cho Hamster, nó sẽ giúp cho hành trình khám phá của Hamster trở nên thú vị hơn.
3.Dán các bức tường.
Dán các bức tường
Dán keo xuống nền dọc theo đường mê cung. Đặt các bức tường mà bạn đã cắt xuống. Chờ đến khi keo khô hoặc tường có thể tự đứng trước khi làm lớp tiếp theo. Hãy chắc chắn để thêm keo vào các góc, nơi nối giữa 2 bức tường.
4.Lối thoát cho mê cung.
Lối thoát cho Hamster
Bạn nên để lại một đường thông vào mê cung. Để cho lối vào và lối ra khỏi mê cung mở. Bạn có thể khóa lối vào bằng một miếng gỗ hoặc giấy bê tông khi Hamster đã vào bên trong.
5.Đặt mê cung xuống sàn hoặc bồn tắm.
Đặt mê cung xống sàn
Đừng giữ nó trên bàn nếu không lỡ Hamster trốn ra được Bé sẽ rơi xuống sàn và có thể bị thương.
III.Thêm đồ chơi và đồ ăn vào mê cung.
1.Thêm đồ ăn vào mê cung.
Để đồ ăn vào mê cung
Để đồ ăn vào mê cung như là phần thưởng mà Bé đã chinh phục được thử thách của bạn nè!
Bạn có thể bỏ đồ ăn cho Hamster của bạn ở phần cuối mê cung, hoặc bạn có thể để lại một vài loại thức ăn tại các điểm khác nhau trong mê cung để dẫn đường cho Hamster
. Đồ ăn sẽ như một loại phần thưởng và tạo động lực cho Hamster băng qua mê cung. Hãy thử một số loại đồ ăn như hạt hướng dương, phomai, hay rau củ,…
2.Thử thêm vào vài đường ống vào mê cung.
Để đồ chơi vào cho Bé
Bạn có thể sử dụng lõi cuộn giấy vệ sinh. Nó sẽ tạo ra một đường hầm cho Hamster chơi, Bé sẽ chạy đi thu thập thông tin về khu vực mới và sẽ có nhiều trở ngại trong mê cung hơn. Bạn có thể khoét vài lỗ nhỏ trên lõi cuộn giấy vệ sinh để Bé có thể thở. Để gắn ống vào tường, trước tiên hãy cắt lỗ trên tường, sau đó gắn ống vào lỗ. Dán keo vào để đường ống chắc chắn hơn.
2.Lót mê cung.
Để cát lót trước sàn
Bạn nên cân nhắc việc lót mê cung, nó sẽ giúp cho mê cung dễ dàng hơn để làm sạch trong trường hợp Bé đi vệ sinh lên sàn mê cung. Lót chuồng quen thuộc cũng có thể giúp cho Bé cảm thấy thoải mái hơn và an tâm hơn.
Nên dùng cát lót (cát sand, cát buddy, mùn cưa…) thường ngày Bé vẫn hay dùng để lót sàn cho mê cung.
3.Hãy thử xây dựng mê cung của bạn bằng vật liệu khác.
Thử làm bằng vật liệu khác
Bạn có thể sử dụng gạch, nhựa, nhưng chỉ khi bạn chắc rằng Hamster sẽ không nhai chúng. Đơn giản chỉ cần sắp xếp các viên gạch thành một mê cung. Hamster sẽ không đủ khỏe để di chuyển các khối này đâu.
Việc này có thể giúp bạn làm nhiều loại mê cung khác nhau sau một thời gian khi bạn cảm thấy Bé hết thích mê cung cũ.
Các khối này nên cao gấp đôi chiều cao khi đứng của Hamster, nếu bạn không tìm được khối đủ lớn, hãy xếp chồng chúng và phủ lên chúng một tấm lưới thép.
4.Thử đo thời gian mỗi lần xuyên qua mê cung của Hamster.
Đo thời gian cho
Hamster sẽ bắt đầu nhớ đường đi của mê cung và hoàn thành nó nhanh hơn mỗi lần. Hãy thử đo để kiếm chứng nhé.
5.Thời điểm thích hợp cho Hamster vào mê cung.
Chọn thời điểm thích hợp
Hamster hoạt động chủ yếu là về đêm, bạn có thể không thấy Bé hoạt động nhiều vào ban ngày. Nên khi cho Bé vào chơi mê cung, hãy đảm bảo bé tỉnh táo và cảm thấy hứng thú với mê cung mới. Bạn nên để các loại đồ chơi như Banh chạy vào mê cung cho Bé chơi nữa nghen! Luôn tạo ra những trò chơi mới sẽ giúp Hamster của bạn thông minh và bản lĩnh hơn đấy! Chúc bạn có nhiều sang tạo mới hơn để Bé cưng học hỏi nhiều hơn nhá!
Đâu là thời điểm tốt nhất để Bé con tách khỏi Mẹ? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn băng khoăn nhất trong thời gian vừa qua. Mình nghĩ có cả những bạn đang đọc bài biết này nữa. Tách Hamster con ra khỏi Mẹ để giúp Bé có cuộc sống tự lập mới. Và người mẹ cũng có thời gian nghĩ dưỡng sau quá trình chăm con. Nhưng thời điểm nào nên tách Hamster con ra khỏi Mẹ là điều mình muốn chia sẽ sau bài viết này.
Khi bạn biết ĐÂU là THỜI ĐIỂM tốt để tách Hamster con.
Thường mọi người đều nghĩ rằng Hamster sẽ sống thành bầy, nhưng chúng thực sự thích sống một mình.Thỉnh thoảng, Hamster sẽ ghép cặp với nhau (không hẳn luôn luôn đúng).Thỉnh thoảng các cặp Hamster có thể đánh nhau đến bị thương. Nếu hai Hamster khác giới sống chung, chúng sẽ sinh sản. Vậy nên bạn cần phải biết được các kiến thức về chăm sóc và lịch sử huyết thống của chúng.Trùng huyết có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe cho chúng.
I Khi nào bạn nên tách Hamster con ra khỏi mẹ chúng.
3.Cai sữa cho Hamster con.
Cai sữa cho con
Sau khi Hamster mẹ đã hạ sinh những thiên thần nhỏ. Bây giờ chúng ta lên kế hoạch chăm sóc Hamster sau sinh phải không nè. Thông thường Hamster sẽ bú khoảng vài tuần, nhưng Hamster Mẹ sẽ bắt đầu cai sữa cho con sau từ 10 đến 14 ngày. Cai sữa là dấu hiệu tốt cho bạn chuẩn bị tách Hamster con ra chuồng mới.
4.Cung cấp đủ thức ăn cho Hamster con cai sữa.
Cho Bé thúc ăn bổ sung
Khi Hamster Baby cai sữa, chúng cần một lượng thức ăn cứng được ngâm để làm mềm trong nước. Thức ăn này có thể là viên nén hoặc các loại thức ăn cho Hamster khác.
Chắc chắn rằng nước và thức ăn được để ở nơi thấp để Hamster Baby có thể vào ăn.
5.Tách chuồng cho Bé sau 4 tuần.
Tách Bé sau 4 tuần
Lúc này, Hamster nhỏ đã có thể ăn thức ăn rắn, bạn có thể tách chúng ra khỏi Hamster Mẹ.
Nếu Bé nào quá nhỏ hay yếu thì bạn nên cho chúng ở với mẹ thêm một tuần.
Hamster nên được tách khỏi mẹ nó trước khi được 10 tuần tuổi.
6.Tách Hamster thành cặp hoặc một mình.
Tách Hamster từng cặp
Hamster Bear không thể ở chung thành một cặp. Bạn có thể cho chúng sống độc lập hoặc chúng có thể đánh nhau và giành lãnh thổ.
Những giống Hamster như robo, winter, campell thì bạn nên nuôi một đôi để chúng làm bạn với nhau nhé!
II. Cách ghép cặp ở chung cho Hamster
1.Tạo một căn nhà chung thoải mái cho cả 2 Bé.
Tách Bé ra lồng
Bạn nên tạo cho 2 Bé đủ không gian riêng sau khi được tách khỏi Mẹ. Hai Hamster sẽ cẩn gấp đôi không gian cho một Bé. Nối lồng có thể là nguyên nhân tranh giành lãnh thổ.
Hộp hoặc nhà nên có 2 lối đi để chúng không gây nhau.
Đường ống đi không nên quá dài và chúng được thông hai đầu.
2.Dấu hiệu cho một mối quan hệ tích cực.
Dấu hiệu tích cực
Dấu hiệu cho một quan hệ tích cực là hai Bé của bạn có thể chơi cùng, ngủ cùng và ăn cùng nhau. Bạn có thể thấy Hamster chải lông cho nhau
Hamster hoạt động chủ yếu vào ban đêm, nên ban ngày bạn có thể thấy chúng hầu như không chơi với nhau.
3.Các dấu hiệu bị thương hoặc bị bắt nạt.
Dấu hiệu tách biệt
Không phải lúc nào bạn ghép 2 Bé ở cùng nhau thì chúng trở thành đôi bạn thân đâu. Đôi lúc chúng không hợp tính cách nên sẽ xảy ra cãi nhau, chí choé và có thể đánh nhau. Nên khi bạn thấy dấu hiệu chúng bất hoà thì tách “đôi trẻ” ra ngay nhé!
Nếu một Hamster bị chảy máu hoặc xuất hiện các vết thương, bạn nên tách chúng ngay lập tức.
4.Sử dụng lồng lớn hơn.
Thay lồng lớn hơn
Thỉnh thoảng Hamster đánh nhau vì không gian sống của chúng quá nhỏ. Nếu Hamster không sống chung được với nhau, bạn có thể thử cho chúng vào một cái lồng lớn hơn trước khi tách chúng ra hoàn toàn.
Chắc chắc rằng chúng không đánh nhau khi chúng vào lồng lớn hơn. Nhớ để mắt tới Hamster để chúng không làm bị thương lẫn nhau.
5.Tách chúng ra nếu chúng vẫn không thể hòa thuận được với nhau.
Tách Bé khi chúng không hòa thuận
Sau khi đã thử cho chúng vào một không gian lớn nhưng chúng vẫn không thể sống hòa thuận với nhau, bạn nên tách chúng ra.
Tách nhà cho Hamster thì nên chuẩn bị một nhà mới và nên có đủ đồ chơi cho Bé.
Bạn có thể giữ 2 chuồng ở gần nhau, nhưng đừng để chúng tiếp xúc với nhau.
6.Tách Hamster mãi mãi.
Tách Hamster ra mãi mãi
Một số người cố gắng để cho 2 bé sống chung trở lại sau khi đã tách ra. Nhưng đừng cố gắng làm điều đó. Bé sẽ nghĩ đó là một kẻ thù chứ không phải là một người bạn cũ.
III. Khi nào nên cho Hamster sống một mình.
1.Xác định loài Hamster.
Xác định loài Hamster
Nếu bạn không biết loại Hamster, hãy hỏi nhờ sự tư vấn từ các cửa hàng thú cưng hoặc bác sĩ thú cưng.Một số loại Hamster thường thích sống một mình.
Hamster bear thích sống một mình
Không được nuôi Hamster khác loài chung một lồng nếu bạn không có kinh nghiệm. Chúng sẽ cắn lẫn nhau.
2.Xác định giới tính của Hamster.
Xác định giới tính
Xác định giới tính của Hamster khá dễ. Con đực sẽ có tinh hoàn ở phía đuôi.
Ghép nhà cho Hamster, cách đơn giản nhất hãy chọn 2 Bé cùng giới, trừ khi bạn muốn cho Bé sinh con.
Hai bé cái sẽ sống hòa thuận với nhau dễ dàng. 2 Bé đực có khả năng cắn nhau nếu không hợp.
3.Thử cho Hamster ở một mình.
Tách Bé ở một mình
Bạn có thể thả Bé vào trong lồng và quan sát xem Bé có vui hay không.
Hamster sống một mình thì bạn nên dành nhiều thời gian chơi với Bé. Đây là cách giúp “người bạn nhỏ” bước vào cuộc sống tự lập mới.
Bạn hãy là người giúp Bé cưng thực hiện những điều này nhé!
Mấy Bé Hamster nhà mình dạo này bỏ ăn, mình lo quá chời! Mình không biết nguyên nhân tại sao? Ở miệng bé hay có dấu hiệu chảy nhãi. Mình rối quá không biết làm gì. Bế Hamster lên phát hiện Bé nhà mình có mấy cái răng mọc quá dài. Khiến chúng nó ít ăn, lười nhai nên người gầy hẳn đi. Nhưng may quá, bây giờ Bé nhà mình đã khoẻ hẳn nhờ bí mật này. Sau quá trình “mài dùi khinh sử”, nay mình muốn chia sẽ lại cho mấy bạn biết để phòng ngừa và chữa bệnh răng dài cho Hamster.
Hé lộ :Làm sao để giữ cho răng của Hamster khỏe mạnh.
Bạn lo lắng cho sức khỏe răng miệng của bé Hamster?Bạn chưa biết cách mài răng Hamster ngắn lại phải hông? Răng phía trước của Bé luôn phát triển liên tục trong suốt cuộc đời, nên các Hamster sẽ dễ gặp vấn đề về răng của mình. Nếu Hamster không mài răng, răng có thể phát triển quá mức gây ra các bệnh về nhiễm trùng và đau cho bé. Để giữ cho bé có hàm răng khỏe mạnh, bạn nên chăm sóc bé cẩn thận và đọc kĩ bài viết này để giữ răng bé tốt nhất nhé!
I.Ngăn ngừa các vấn đề răng miệng.
1.Cho bé một que nhai.
Cho-hamster-que-nhai.
Bạn có thể cho 1-2 que gỗ hoặc đồ chơi mài răng Hamster vào lồng của Bé khi cần. Những món ăn này trông rất tuyệt và đầy màu sắc. Chúng thường làm bằng gỗ được quét một lớp sơn không độc.
Một cái que nhai thường có giá từ 10k, tùy thuộc vào loại, số lượng và cửa hàng mà bạn mua. Bạn có thể cho Bé que gỗ có sẵn tại các cửa hàng thủ công được nè!
Que mài răng thường được làm bằng gỗ nhẹ và mềm.
Hãy cho que mài răng hoặc đồ mài răng vào lồng để bé có thể mài răng khi chúng muốn. Nó sẽ giúp cho Bé hạn chế các vấn đề như răng mọc quá dài trong tương lai.
2.Mài răng Hamster bằng các cành cây.
Cho Bé cành cây
Nếu bạn tìm một món mà Bé có thể dùng để ăn, thân thiện với môi trường sống. Và tiện thể mài răng luôn, thì bạn có thể sử dụng các cành cây ăn quả. Nhớ là cây này không bị phun thuốc sâu nhé. Chọn cành nhỏ dày khoảng 2-3cm và dài từ 5- 7 cm và bỏ vào lồng cho Bé. Gỗ cây táo thì rất tốt, nhưng bạn cũng có thể chọn gỗ từ các cây như cherry, đào hoặc lê.
Hãy cho Bé ăn bánh quy cho chó mỗi tháng 1 lần heng!
Bạn có thể dùng bánh quy cho chó để thay thế cho đồ chơi mài răng Hamster hay que gỗ. Tuy nhiên hàm lượng chất béo của bánh quy cho chó khá cao, sẽ khiến bé dễ béo phì. Nên bạn chỉ cho Bé một lượng nhỏ và mỗi tháng 1 lần thôi nhé.
Hãy coi bánh quy cho chó là món ăn đặc biệt để giữ cho sức khỏe của Bé tốt hơn. Nên hãy cho Bé ăn ở mức vừa phải thôi à nghen!
3.Cân nhắc những món đồ an toàn cho Bé.
Cân nhắc những món ăn hằng ngày
Chắc chắn những món đồ mài răng Hamster là an toàn nhé. Vì Bé sẽ nhai tất cả mọi thứ mà bạn đưa. Nên bạn đừng cho Bé nhai món gì độc hại hay món mà Bé không tiêu hóa được. Đặc biệt là không cho Bé nhai nhựa. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại cây hoa như hoa thường xuân, hoa cẩm tú cầu và hoa đỗ quyên. Những loại cây này sẽ gây ngộ độc cho Bé.
Hãy chắc chắn rằng món Bé nhai không có chất độc. Nếu đồ đó bán ở cửa hàng, hãy xem trên nhãn hoặc hỏi người bán hàng xem đồ đó có độc không và có thích hợp cho bé không nhé. Ngoài ra, hãy chắc chắn là bạn biết thứ bạn cho Bé ăn là gì, đừng có nhặt đại mảnh cây hay gỗ rồi đem cho Bé nhé.
À, một món đồ nữa mà Bé có thể nhai và có sẵn ở nhà bạn là lõi cuộn giấy vệ sinh hoặc giấy bìa cát tông nhé! Đây là những thứ Bé có thể nhai và thậm chí sẽ lôi nó về để lót giường luôn đấy.
4.Cho Hamster ăn chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Cho những món ăn dinh dưỡng
Hãy tập cho Bé ăn các món ăn khác nhau. Ngoài đồ ăn chính là hỗn hợp các loại hạt bạn mua ở shop thì hãy cho Bé ăn thêm một vài loại trái cây tươi và rau củ. Nếu bạn cho Hamster thức ăn quá mềm, răng của Bé sẽ không được mài nên chúng sẽ gây ra các vấn đề về răng miệng. Những món ăn cứng sẽ hỗ trợ mài răng Hamster và uống nước sạch sẽ giúp cho Bé có hàm răng khỏe mạnh.
II.Các vấn đề về răng có thể Hamster sẽ gặp.
1.Định kì kiểm tra răng cho Bé.
Kiểm tra răng
Vì Hamster rất dễ có các vấn đề về răng. Bạn nên kiểm tra răng cho Bé định kì. Đầu tiên hãy giữ Bé trên tay và nhẹ nhàng mở miệng Bé bằng cách kéo lông ở phía sau đầu để bắt bé mở miệng. Răng khỏe mạnh là răng cửa trên và dưới của bé chạm nhau
Nếu răng cửa trên hoặc dưới phát triển quá mức, chúng sẽ không chạm mà đè luôn vào nhau.
Nếu răng bé vẫn chạm nhau, nhưng bé không thể cắn vừa vặn một miếng thức ăn khi nhai thì răng bé đã quá dài.
Bạn nên kiểm tra xem răng có bị mẻ hay vỡ không. Nếu răng bé có bị mẻ hay vỡ, bạn nên hạn chế cho bé những món quá cứng.
2.Chú ý thức ăn thừa của Bé.
Kiểm tra răng định kì
Một bé Hamster có vấn đề về răng có thể sẽ ăn ít hơn bình thường. Nếu chén ăn của bé còn quá nhiều hơn so với thường ngày, bé có thể gặp vấn đề nào đó về răng.
Bé Hamster có thói quen giấu đồ ăn trong lồng, nên đôi khi bé sẽ giấu thức ăn mặc dù không ăn được. Nên khi vệ sinh lồng hàng tuần, hãy chú ý xem lượng thức ăn dư trong lồng của bé.
3.Các dấu hiệu suy giảm cân nặng.
Kiểm tra từng ngày
Rất khó để biết bé có bị sụt cân hay không nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Nên nếu được, bạn hãy cân thử bé. Giảm cân là dấu hiệu cho thấy bé ăn không được. Nguyên nhân chủ yếu là do các vấn đề về răng của bé.
Thường xuyên cân bé và ghi lại các số đo về cân nặng. Bạn sẽ biết lúc nào bé bị sụt cân so với lần trước.
4.Chú ý nếu miệng Hamster bị ướt do chảy nước dãi quá nhiều.
Chú ý nước dãi của Bé
Khi bị bệnh ở miệng thì bé sẽ dễ bị chảy nước bọt nhiều. Nguyên nhân có thể do bé không khép miệng được hoặc không thể nuốt đúng cách. Đôi khi nguyên nhân đơn giản chỉ vì bé bị căng thẳng và đau
Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra bé bị chảy nước bọt bằng cách chú ý vào các vết bẩn xung quanh miệng hoặc trên cằm bé.
5.Mùi hôi ở miệng bé.
mùi hôi miệng Bé
Nếu bạn nghi ngờ bé có vấn đề về răng miệng, bạn có thể kiểm tra hơi thở của bé. Nếu có mùi hôi thì rõ ràng là bé đã bị nhiễm trùng trong miệng. Hãy cẩn thận nhầm mùi với mùi thức ăn hoặc cơ thể của bé nhé.
III.Điều trị các vấn đề về mài răng Hamster.
1.Nhổ răng cửa cho bé.
Nhổ của răng cửa Bé
Nếu bạn đã được đào tạo và tự tin, bạn có thể nhổ răng mọc quá mức bằng một cái kềm cắt móng tay. Nhưng hãy cẩn thận vì bạn có thể làm gãy xương răng của bé. Nên hãy hỏi bác sĩ thú y trước khi bạn cố gắng nhổ răng cửa cho bé. Bác sĩ thú y sẽ chỉ cho bạn cách giữ bé trong khi nhổ răng và các sai lầm cần tránh
Nếu bạn ngại làm việc này ở nhà, hãy đến bác sĩ thú y để làm. Răng nhổ sai có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Răng mọc quá mức cần phải được cắt bớt bằng các dụng cụ đặc biệt. Quy trình này nên được thực hiện bởi các bác sĩ thú y.
2.Nhờ bác sĩ thú y nhổ răng.
Nhờ bác sĩ thú ý
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giúp bé giữ hàm răng khỏe mạnh. Hãy gặp bác sĩ thú y, họ sẽ giúp đỡ bạn cắt răng và cho bạn một số lời khuyên để giúp bé giữ hàm răng khỏe mạnh.
Ở Việt Nam thì chưa có bác sĩ thú y cho Hamster, nên bạn phải nhớ liên hệ với shop và cho bé đồ để gặm thường xuyên nhé
Để mài răng Hamster, Bạn phải thường xuyên giúp Bé từ thúc ăn đến đồ chơi. Đấy là cái giúp Hamster ngăn ngừa những chếc răng mọc quá lố. khiến sức khoẻ Bé không được đảm bảo. Bạn nhớ học cách phòng ngừa và chữa bệnh cho Hamster. Những chiếc răng mất trật tự này khiến Hamster chúng ta khó chịu lắm ý !Hãy bỏ túi bí kíp này nghe!