Chỉ tắm cho Hamster khi bạn thực sự thấy Bé dính bẩn. Nhưng Hamster không giống thú cứng khác, Bé cưng phải được tắm bằng cách…
TẮM CHO HAMSTER DỄ NHƯ CHƯA TỪNG ĐƯỢC DỄ
Trong khi đọc phần mở đầu của bài viết này, bạn hẵn nhận ra rằng, Hamster có cách tắm ở chế độ riêng biệt. Không giống những thú cưng khác, Hamster không nên tắm với nước ( nước nóng và nước lạnh). Bạn thấy Bé Hamster có mùi hôi xuất phát từ đâu. Không chừng từ căn phòng của bạn ở đấy [^_^].
I.Một số phương pháp tắm cho Hamster :
1. Không tắm nước cho Hamster khi cần thiết.
Tránh không tắm cho Hamster nếu có thể
Thường ngày, Hamster sẽ làm sạch cơ thể mình bằng cát tắm. Nhưng đôi lúc bạn phải tắm cho Hamster bằng nước ( hạn chế tắm nước). Vì Bé lỡ dính vật gì vào lông, hay dơ quá mới tắm nghe!
Cơ thể Hamster rất nhỏ, đặc biệt những bé dưới 6 tuần tuổi nữa. Chúng có sức đề kháng yếu. Nên hạn chế tắm nước, Bé dễ bệnh, cảm, đau bụng, tiêu chảy,…Càng hạn chế tắm với nước nghe!
Trong khi giao phối, Hamster cái cũng có thể có các mùi khác khi chúng nóng
2.Thường xuyên làm sạch lồng Hamster.
Thường xuyên làm sạch lồng Hamster
Cách tốt nhất để Hamster không có mùi là thường xuyên làm sạch lồng của bé. Trước khi tắm, bạn nên vệ sinh phòng của bạn và xem mùi hôi có cải thiện không.
Kiểm tra tất các khu vực có thể có mùi hằng ngày và thay tất cả cát lót hàng tuần.
3.Đảm bảo rằng Hamster của bạn cần nhà tắm .
Nhà tắm cho Bé Hamster
Trong lồng của Bé luôn có nhà tắm, Chúng thường hay lăn mình, cuộn tròn vào đấy như massa cơ thể, tắm, vệ sinh cá nhân như bạn vẫn thường xuyên tắm hằng ngày. chỉ có điều chúng tắm với cát thôi. Nên 3 ngày bạn thay cát tắm 1 lần nha!
Tắm cho Hamster là khi trên bộ lông của chúng dính thứ gì gây độc hại. Ví dụ như trên bộ lông xinh đẹp dính cái gì đó hay cái đó khiến Hamster bị nghẹt thở nếu bé cố gắng tự vệ.
4.Hãy thử tắm với cát trước:
Cho Bé tắm với cát trước
Nếu Hamster của bạn không lo sợ, một bồn tắm cát là đủ với Ẻm. Hamster sẽ cuộn xung quanh và những bụi bẩn tự nhiên sẽ rơi ra.
Mua cát hamsu ở cửa hàng vật nuôi và để vào một cái bát nhỏ cho Hamster nhà bạn.
Hãy chắc chắn là mua cát không bụi vì bụi có thể gây ra các vấn đề hô hấp cho Hamster nhà bạn.
Nếu bạn để cát thường xuyên trong lồng , hãy kiểm tra nó hằng ngày như Hamster của bạn sử dụng nó như một rác thải.
5.Không tìm được cách giải quyết vấn để.
Cắt bỏ phần dính vào lông Bé.
Ví dụ như bé bị dính kẹo cao su, bạn chỉ có cách cắt bỏ nó ra.
II.Sử dụng vải ấm để tắm cho Hamster.
1.Đổ nước cùng với cát cùng một lúc.
Đổ cát với nước vào nhà tắm
Thêm một giọt mùi gội đầu thú cưng. Làm ướt một chiếc khăn trong chậu. Nếu có bọt hay nhiều chất bọt, bạn đã sử dụng quá nhiều dầu gội
Đưa Bé vô nhà tắm, dung khăn làm ướt toàn bộ lông Bé. Không để nước làm ướt mặt và đầu Hamster nghe( Bé dễ bệnh khi bị ướt mặt và đầu).
2.Lau bộ Hamster của bạn bằng vải.
Lau khô lông cho Bé bằng khăn vải
Rất cẩn thận chà theo bộ lông của bé theo như cách bạn bạn đang vuốt ve nó vậy.
3.Lau sạch Hamster của bạn bằng khăn sạch, mềm , khô.
Lau sạch bằng khăn mềm
Nhẹ nhàng lau hamster của bạn với một chiếc khăn rất mền theo hướng lông của nó để loại bỏ nước ẩm ướt.
4.Đặt hamster của bạn trở lại trong lồng của nó .
Để Bé về lồng
Hãy chắc chắn rằng lông sạch sẽ và mát. Và có thể bạn đặt chiếc lồng qua chỗ hơi nóng hơn bình thường một tí nếu có thể. Hãy đảm bảo rằng không có không khí lạnh cho Bé.
Quan trọng ở đây là Bạn phải thay cát tắm thường xuyên cho Bé. Khi thấy cát tắm chuyển sang màu Vàng hoặc có mùi hôi thì Bạn phải thay liền cho ” Nó”, không lại bệnh ra đấy cho mà xem. Vì Hamster hay đi vệ sinh vào cát tắm nên chúng đã bẩn và dính nhiều nước tiểu rồi. Mà Hamster rất khó chịu khi ngửi mùi nước tiểu của mình nữa. Nên chúng sẽ gặp nhiều bệnh do Bạn lười thay cát tắm đó nghen!
Hamster ăn khá nhiều, nhưng lại ít vận động vì chúng ở trong ngôi nhà nhỏ. Mà bạn biết đấy , Hamster ở bên ngoài di chuyển và chạy nhảy rất nhiều. Nhưng Hamster thuần chủng mà chúng ta đang nuôi lại ở trong ngôi nhà nhỏ hep. Đây là nguyên nhân mà các Bé Hamster ngày càng tròn trĩnh phải không nào! Khi Hamster mập sẻ dễ mắc các bệnh về tim mạch và những bệnh liên quan tới béo phì. Bạn hãy học cách giúp Hamster tập thể dục đều đặn để có tuổi thọ dài nhất nghe!
Các bài tập thể dục cho Hamster khỏe mạnh để có một tuổi thọ dài nhất.
Để Hamster có một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài chế độ ăn hợp lý và dinh dưỡng ra, chúng ta còn cần rèn luyện cho Hamster một thân hình khỏe mạnh bằng cách tập thể dục đầy đủ. Bạn đã thử cách này chưa? Hãy thử một số cách sau để giúp cho Hamster luôn khỏe mạnh nhé:
I.Các bài tập thể dục của Hamster:
1. Cho Bé Hamster bánh xe.
Cung cấp lồng với bánh xe cho Hamster
Chọn cho Hamster một bánh xe để trong lồng. Nhưng bạn phải lưu ý sau khi lựa chọn chúng:
Đảm bảo bánh xe chắc chắn. Nếu Hamster hay nhai thì mua bánh xe bằng kim loại chấc chắn là tốt nhất. không sử dụng bánh xe dạng lưới hay loại có lỗ vì chúng có thể gây thương tích khi chân Hamster bị kẹt giữa các thanh.
Kiểm tra kích thước để lựa chọn cho Hamster một cái bánh xe phù hợp với cơ thể. Một chiếc bánh xe có đường kính tối thiểu là 12 cm. Bánh quá nhỏ sẻ không vừa với kích thước Hamster sẻ khiến chúng không sử dụng và trở nên nhanh chán.
Hamster Bear nên dùng bánh xe có kích thước đường kính 15 cm để vừa với ‘Bé Bự’ này heng!
không để bánh xe vào lồng của Hamster mẹ. vì chúng đang chăm con, còn những chú Hamster con muốn cố gắng để lên được bánh xe. Như vậy sẻ gây hại đến chân của chúng đấy.
Lắp bánh xe ở giữa để chừa 2 khoảng trống để Hamster không bị kẹt khi ẩn mình trong góc. Khi Bé Hamster bị kẹt ở đấy, bạn không phát hiện kịp thời Bé sẽ chết cứng đó nghe!
2.Để cho Hamster một quả bóng.
Để cho Hamster một quả bóng
Quả bóng là cách tuyệt với để giúp cho Hamster có bài tập thú vị và rất an toàn. Sử dụng quả bóng phù hợp để Hamster không bị mắc kẹt. chúng có thể cuộn qua cuộn lại. nhưng đảm bảo bánh xe đủ lớn để Hamster thoải mái nhất nhé.
Khi sử dụng quả bóng Hamster bên ngoài lồng, khi Hamster chơi, bạn nên ở cạnh bé để canh các thú cưng khác có thể gây hại.
Có thể đặt những vật làm ranh giới trên sàn nhà, tạo chổ chơi cho Hamster mà không để bé đi lung tung khi bạn không có đấy.
3.Thử khả năng leo núi.
Thử khả năng leo núi
Hamster thích leo trèo, nên chúng ta cho bé một chiếc lồng thanh ngang để khuyến khích Hamster leo lên. Nhưng đây cũng là cái mà khiến xung quanh chiếc lồng có những vụn nhỏ rơi xung quanh lồng. Để khắc phúc cái này, bạn có thể đặt tờ báo xung quanh. Hay để lồng Hamster vào thùng cát tông nhé.
Nếu bạn nuôi Robo Hamster, hãy chọn một cái lồng bằng kim loại và khoảng cách giữa các thanh giày hơn. Vì những thanh niên này có thể siết chặt các thanh để trốn thoát.
4.Cho Hamster đồ chơi.
Cho Hamster đồ chơi
Để tập thể dục, bạn cũng có thể cho Hamster nhiều đồ chơi rèn luyện sức khỏe. Có một số đồ chơi bạn có thể tự tay làm cho bé nhà mình. Còn một số khác bạn có thể mua ở cửa hàng thú cưng nữa ý. Một số ý tưởng để bạn sang tạo:
Một mảnh dây thừng: treo nó trên lồng Hamster. Bé cưng sẻ tập thực hành như leo núi.
Làm đồ chơi cho Hamster bằng những cuộn giấy vệ sinh. Hamster rất thích chơi và nhai cuộn giấy đó nè.
Dùng một cành cây hay góc gỗ. Những dụng cụ này sẻ giúp Hamster luyện cơ hàm cho bé cưng mài răng.
Dùng những viên sỏi nhỏ hoặc những viên soi có hình dáng thú vị. Hamster có thể dụng chúng như quả tạ nhỏ để luyện tập sức khỏe.
Lon thiếc loại bỏ 2 đầu và những đường sắc nét. Tạo ra óng kim loại cho Hamster khám phá.
Hộp nhiều lỗ, nó có thể như là bài tập tốt thong qua săn bắn và vượt qua xung quanh các hộp. Bạn cũng có thể đặt các hộp có kích thước khác nhau trong thùng lớn để Hamster nghịch chơi nè.
5.Mua ống Hamster.
Mua ống Hamster
Bạn có thể ghép những chiếc ống thành mê cung phức tạp để Hamster khám phá. Đồ chơi mang lại cho Hamster rất nhiều thú vị để chơi , leo trèo, ẩn nấp. sử dụng lồng lớn để đủ chỗ chứa các đường ống . tất cả Hamster đều có thể tham gia trò chơi này, trừ Hamster Bear. Vì kích thước chúng lớn hơn các bạn nhỏ khác ^^ .
Hamster là một trong những thú cưng được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm bạn. Bạn rất muốn chọn Hamster khoẻ mạnh để dễ chăm sóc đúng không? Để đảm bảo các vấn đề sức khỏe của Hamster, bạn phải đọc bài viết sau đây để chọn những giống Hamster khỏe mạnh nhất nhé!
I.Tìm cửa hàng thú cưng có uy tín.
1.Đến cửa hàng thú cưng có uy tính gần bạn nhất.
Đến cửa hàng thú cưng có uy tính gần bạn nhất.
Bạn nên kiếm một cửa hàng thú cưng uy tín chỗ bạn đang ở. Nếu cửa hàng đó chuyên lai giống Hamster thì rất tuyệt vời. Như vậy bạn dễ chọn Bé Hamster khỏe mạnh cho mình đấy.
Tìm nguồn giống có nguồn góc để chọn Hamster khỏe mạnh và nhanh nhẹn cho mình heng.
2.Nhận Hamster miễn phí.
Nhận hamster miễn phí
Có nhiều người vô tình ghép 2 giống Hamster khác nhau, khiến Họ phải tách chúng ra một ngôi nhà riêng hoặc phải mang tặng. Hay có nhiều người không thích nuôi Hamster Baby. Đây là cơ hội cho bạn mang có một em Hamster free nhé!
Ở các trang Facebook, Website,… Bạn chỉ cần gõ từ khóa Hamster, nuôi Hamster, yêu Hamster…Rất nhiều các trang fanpage dành cho hội yêu thích Hamster. Có rất nhiều người hay mang tặng Hamster ở trên trang mạng xã hội này ý!
3.Kiểm tra lồng Hamster của cửa hàng.
Kiểm tra lồng hamster của cửa hàng.
Khi đến các cửa hàng thú cưng, bạn nên kiểm tra xem Hamster có trưởng thành trong môi trường lành mạnh hay không? Nhớ kiểm tra khu vực sinh hoạt xung quanh.
Trong cửa hàng thú cưng có thể có một số mùi, nhưng không thể có mùi nước tiểu. Vì sàn Hamster mà ướt sẽ dễ bị bệnh ướt đuôi lắm nha.
Hamster Bear không nên nhốt chúng trong một cái lồng với nhau, vì chúng có thể bị thương khi tranh giành lãnh thổ.
Nếu lồng không có nhiều đồ chơi để mài răng, bạn có thể thấy Hamster sẽ có vấn đề về răng đó nghe.
II.Kiểm tra Hamster để chọn Hamster khoẻ mạnh nhất.
1.Kiểm tra mắt và mũi của Hamster.
Kiểm tra mắt và mũi của hamster.
Mắt của Hamster màu vàng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị cảm lạnh hoặc bệnh khác. Kiểm tra mũi Hamster có bị chảy nước không? Hamster có đôi mắt sang bóng, có màu đen và mũi luôn sạch sẻ. Mắt khong bị phồng hoặc bị nheo.
2.Kiểm tra răng của Hamster.
Kiểm tra răng của hamster.
Cho Hamster hạt hướng dương. Khi Bé mở miệng, hãy quan sát xem có vấn đề về răng không. Hamster luôn mài những chiếc răng của mình ở mức độ cho phép. Nếu bạn thấy răng Hamster dài hơn, thì đây là dấu hiệu cho thấy Hamster không ổn chút nào.
3.Xem đuôi của Hamster có ướt không?
Xem đuôi của hamster có ướt không.
Bế Hamster lên tay để kiểm tra phần đuôi của Hamster. Bạn kiểm tra phần đuôi có bị ướt bộ lông không? Bạn có thể sử dụng ngón tay để cảm nhận bộ lông xung quanh bụng có bị ướt không. Nếu có dấu hiệu bị ướt thì Hamster có dấu hiệu tiêu chảy. đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm có thể khiến Hamster bị tử vong. Các dấu hiệu khác bạn có thể tìm thấy như:
Sự chậm chạp
Nhẹ cân
Mấy cảm giác thèm ăn ( khi Hamster không nhai hay gặp nhấm đồ ăn của bạn)
4.Kiểm tra bộ lông.
Kiểm tra bộ lông
Bộ áo khoác ngoài của Hamster trông phải bóng, dày và mịn. Nó luôn sạch sẻ và không dính phân. Đây là dấu hiệu cho thấy Hamster khỏe mạnh mà bạn nên chọn. Nếu Hamster có các mảng hói hoặc da chúng bị bong tróc, chúng có thể có vấn đề hay dấu hiệu bệnh tật.
5.Xem cách Hamster đi.
Xem cách hamster đi
Để Hamster chạy xung quanh và xem cách chúng chạy hay đi bộ. Một số tâm lý hành vi di truyền được xác định qua cách đi của Bé để kiểm tra Hamster khỏe mạnh không:
Hamster có thể đi theo một đường thẳng. Nếu Hamster đi từng vòng tròn nhỏ hẹp ( đi bộ ). Khi đó Hamster chúng minh hành vi “waltzing”. Cái này không thể hoặc có thể điều trị bác sĩ thú y.
Một số Hamster có hành vi thực hiện liên tục back-flip. Đây có thể là hành vi cưỡng bức, nó có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của Hamster.
Một số chuột chạy dọc theo cùng một con đường nhiều lần. Bạn hỏi chủ cửa hàng nếu Hamster nếu bé có hành vi này thường xuyên. Bạn nên kiếm tra ngay lưỡi của Hamster có bị sao không nghen.
6.Lưu ý nếu có chấn thương.
Lưu ý nếu có chấn thương.
Hamster gây chiến với nhau, dẫn đến chấn thương. Kiểm tra xem có vết thương hở nào trên Hamster không. Dùng ngón tay vuốt nhẹ trên bộ lông để nhìn kĩ làn da của bé. Bạn có thể nhìn thấy vết cắn hoặc vết sẹo.
Các bà mẹ Hamster có thể cắn hay gặm nhấm tai hoặc tay chân của Bé con.
Chắc chắn Hamster không bị khập khiễng. Vì chúng là động vật ưa chạy tự do mà không bị cản trở.
Có những vết thương không phải vĩnh viễn. nếu Hamster đã lành vết thương thì bạn có thể cân nhắc mang chúng về nhà.
III.Tìm nguồn giống và người bán:
1.Xác định nguồn góc để chọn Hamster khỏe mạnh.
Xác định nguồn góc của hamster.
Nếu Hamster của bạn ở cửa hàng thú cưng, hãy hỏi chủ cửa hàng về nguồn góc của bé như thế nào. Như vậy bạn biết được tình trạng sức khỏe của Hamster. Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta có thể hỏi:
Hamster có nguồn góc như thế nào? Tôi có thể kiểm tra chúng không?
Hamster có bị bỏ rơi không? Chúng có bị chủ củ không chịu nuôi nữa phải không? Nguyên nhân tại sao vậy?
2.Tuổi của Hamster là cách để bạn chọn Hamster khoẻ mạnh.
Tuổi của hamster
Hamster có tuổi tho trung bình từ hai đến ba năm. Bạn bắt đầu nuôi, hãy chọn một bé Hamster khoảng 7 đến 8 tuần tuổi dễ chăm sóc hơn. Những bé Hamster nhỏ sẻ dễ bệnh sau khi tách mẹ. bạn nên chú ý điều này. Bạn có thể đặt một số câu hỏi để kiểm tra:
Hamster được bao nhiêu tuần tuổi?
Chúng được đón về cửa hàng này trong khoảng thời gian nào?
3.Xem xét mức độ hung dữ của Hamster.
Xem xét mức độ hung dữ của hamster
Sau khi bạn chọn đước bé Hamster ưng ý, nên kiểm tra chút về độ tăng động của bé. Hỏi chủ cửa hàng xem Hamster có thường xuyên cắn lồng, dùng tay cào cấu,tấn công vào lồng không? Hamster có thể cắn bạn mới lúc đầu. điều này vô cùng tự nhiên nhé. Vì hamster có thể sợ người lạ và cảm thấy hoảng loạn khi đụng vào nó. Hamster rất thích ngủ vào ban ngày.
4.Kiểm tra chế độ ăn uống khi chọn Hamster khỏe mạnh nhé.
Kiểm tra chế độ ăn uống
Nếu Hamster được ăn các chế độ ăn uống khác nhau như rau xanh, hạt hỗn hợp. miếng trái cây, các loại tức ăn dưới dạng viên thì chúng khỏe mạnh hơn. Và nên biết chế độ ăn uống hiện tại của Hamster, để khi mang bé về nhà chúng ta không thay đổi ché độ ăn uống của bé đột ngột. như vậy bé dễ bệnh hơn đấy nghen!
Bạn biết không, không phải ai cũng có biết cách chọn cho mình một Bé Hamster khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Có rất nhiều giống Hamster khác nhau. Đâu là giống nuôi Hamster phù hợp với bạn nhất? Ái chà chà, để chọn cho mình một Bé Hamster không phải dễ đâu nha! Dưới đây là cách giúp bạn chọn cho mình một Ẻm thích hợp nhất khi nuôi Hamster
Cách chọn Hamster cơ bản- người mới nuôi cần phải biết.
Có khá nhiều loại Hamster được nuôi làm thú cưng. Hầu hết tuổi thọ của chúng từ hai đến ba năm. Hamster là loài sống về đêm, nên chúng thích ngủ ngày. Tuy nhiên, Hamster nhỏ thường hoạt động vào lúc chiều tối, thời tiết khá mát và ánh sang yếu. Để nuôi Hamster tốt nhất, hãy cho chúng một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh nhé!
I. Chọn nuôi Hamster :
1. Tìm các nơi bán Hamster uy tín.
Tìm các nơi bán Hamster uy tính.
Nếu bạn muốn tìm mua một bé Hamster, hãy đến cửa shop thú cưng uy tính và phù hợp với túi tiền bạn nhất nha. Có rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn, cùng với những giống Hamster đẹp mắt và nhiều màu sắc khác nhau. Hãy lựa chọn cho mình một người bạn nhỏ nhé. Giá một bé Hamster thường khá rẻ từ 40k đến 120k
Hay bạn muốn nuôi Hamster mà không đủ tiền mua. Lên các trang yêu thích thú cưng ở Facebook, website,… Trên các trang này, các bạn hay tặng Hamster cho những người yêu thích Hamster như chúng mình nè. Lúc trước Bé Boss nhà mình cũng được tặng ở trên các trang mạng này đó heng!
( – Hội những người yêu thích Hamster ,Hội những người mê mẩn Hamster ,….)
2. Chọn một bé Hamster khỏe mạnh.
Chọn một bé Hamster khỏe mạnh
Một Bé Hamster khỏe mạnh thường có đôi tai sạch, chân sạch và khô, bụng tròn nhỏ, không có các vết hói hay cục u (ngoại trừ các tuyến trên đùi, vì nó rất dễ nhầm là vết cắt hoặc sẹo), đôi mắt sáng và hàm răng khỏe ( răng không bị quá dài hay cong lên trên) Khi mua bạn nhìn xem đuôi Bé có bị ướt không nha, đây là dấu hiệu của bệnh đuôi ướt (một loại bệnh do vi khuẩn lây lan khi tiếp xúc với các bé khác). Bệnh đuôi ướt có thể trị được bằng kháng sinh, nhưng nếu bạn chọn một Bé Hamster thì tìm một Em khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nha!
3.Lựa chọn Hamster qua kích thước.
Lựa chọn Hamster qua kích thước
Hamster có nhiều kích cỡ, bạn chọn giống nào trong những loại này:
1, Hamster Bear.
Đây cũng là loại Hamster có hình thể lớn nhất, khi trưởng thành có thể đạt đến 10~18cm, tuỳ thuộc giới tính. Bear cái có thể phát triển lớn hơn con đực, nhưng chỉ dài khoảng 15cm.
Chúng có đuôi rất ngắn, túi má lớn, và đôi mắt nhỏ. Tuổi thọ trung bình của một chú Hamster Bear là khoảng 2 đến 3 năm, mặc dù có trường hợp sống đến 4,5 năm.
2, Hamster Campell.
Hamster Campbell thường dữ hơn các loại khác, nên khó bắt bế hơn, và có thể cắn nếu cảm thấy sợ hãi hay bị đe doạ. Bé rất dễ thương, nhưng bạn cần có kinh nghiệm nuôi và trẻ em thì cần có sự hướng dẫn và giám sát. Campell thích sống vào ban đêm.
Hamster Campbell rất nhỏ, đạt kích thước tối đa chỉ có 10cm khi trưởng thành. Tuổi thọ trung bình của Campbell là 2 năm.
3,Hamster Winter While.
Hamster Winter White cũng tương tự như Hamster Campbell với lối sống bầy đàn và có thể hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên, chúng lại rất hiền lành thân thiện, ít khi cắn và rất dạn người. Chúng rất nhỏ và nhanh, vì thế cần cẩn thận khi cho trẻ em bế giữ chúng.
Hamster Winter White rất nhỏ và nhẹ, chỉ từ 8~10cm khi phát triển đầy đủ. Tuổi thọ trung bình của một chú Hamster Winter White khoảng 2 năm.
4,Hamster RoBo.
Hamster Roborovski hay thường được gọi đơn giản là Robo có cuộc sống bầy dàn khá rõ, là loại dễ ghép cặp đặc biệt từ lúc còn nhỏ. Rất rất hiếm khi Robo cắn. Mặc dù là những chú Hamster hiền nhất nhưng với thân hình nhỏ (nhỏ nhất trong họ hàng Hamster) . Và tốc độ cực nhanh,sẽ rất khó cho bạn bắt và bế được Bé lên. Bé sẽ dễ dàng thoát khỏi bàn tay của bạn dù thế nào. Vì thế nên cần hết sức chú ý cẩn thận khi bế Robo. Chúng cũng là loài ăn đêm.
Robo là giống Hamster nhỏ nhất trong tất cả các loại Hamster phổ biến, đạt kích cỡ khi trưởng thành chỉ 3.8~5cm. Tuổi thọ trung bình của một Roborovski dài hơn bất kỳ của các giống Hamster thông thường khác ở mức 3 đến 3.5 năm.
4.Màu lông Hamster của bạn.
Màu lông Hamster của bạn.
Có rất nhiều giống Hamster khác nhau, chúng khá nhiều màu sắc và kiểu lông bắt mắt. Rất nhiều Cô Cậu muốn nuôi Hamster nhưng không biết nên chọn Hamster nào. Một số sự lựa chọn qua những đặc điểm sau:
Hamster Bear hay còn gọi là Hamster Gấu, là loài có bộ lông đa dạng về cả hình thái và màu sắc. (gần 50 kiểu lông và màu sắc khác nhau).
Campbell thường có màu xám nâu hoặc sọc đen tới đuôi và bụng trắng. Màu lông tự nhiên là lông màu nâu xám trên lưng với một dải tối hơn chạy dọc cột sống, màu sáng hơn ở 2 bên, và phần bụng màu trắng . Campbell được thuần hoá làm thú nuôi cũng có màu sắc khá đa dạng, do chọn giống
Winter White thường có màu trắng, tím hoặc xám nhẹ. Winter White có ba màu cơ bản: Sapphire, Pearl, và sự kết hợp của hai gọi là Sapphire-Pearl. Ở Việt Nam thì Winter White có những màu sau: Trắng sọc (Pearl), Sapphire, Sóc, Bông lan (vàng nâu).
Hamster Robo thường có màu nâu cát với phần bụng trắng, đốm trắng trên mí mắt, và đôi khi là khuôn mặt trắng (Robo Isabel)
5 Nhờ nhân viên bán hàng đặt Bé Hamster lên tay của bạn.
Nhờ nhân viên bán hàng đặt chuột lên tay của bạn
Để thử mức độ thân thiện của Hamster, bạn nhờ nhân viên của hàng bế Bé lên tay. Nếu Hamster cắn tay, Bé hơi hung dữ đấy. Không mua Hamster bị cắn hay bị trầy xước hoặc quá nhát, vì chúng có thể trốn mất. Một chú Hamster tò mò thường ngửi chứ không trèo lên tay của bạn là một lựa chọn tốt. Hamster sẽ tò mò và cắn nhẹ lên tay của bạn cũng là một lựa chọn cho bạn đấy nghen!
Một Bé Hamster cái vô cùng đáng yêu, dễ gần, và để chăm sóc Bạn ấy cũng không có gì là phức tạp cho đến khi bạn phát hiện Hamster Có Bầu. Nếu bạn nuôi chung 1 Bé Hamster Đực cùng một Bé Hamster Cái. Trên thực tế, có Bé Hamster cái chỉ mới khoảng trên 7 tuần tuổi là đã có khả năng mang bầu, trong khi lời khuyên tốt nhất là Bé phải được ít nhất 3 tháng tuổi mới nên làm Mẹ.
Hamster Có Bầu Nên Cho Ăn Gì và Bồi Dưỡng Sau Khi Sanh ?
Trên thực tế, có Bé Hamster cái chỉ mới khoảng trên 7 tuần tuổi là đã có khả năng mang bầu, trong khi lời khuyên tốt nhất là Bé phải được ít nhất 3 tháng tuổi mới nên làm Mẹ. Nếu bình thường ngoài Ngũ Cốc , các Bé được bổ sung một vài món ăn dặm thì vào lúc Bé Hamster có bầu, lại là lúc rất cần chúng ta để tâm đến chế độ dinh dưỡng cho Bé. Để Mẹ Bầu có thể dưỡng phôi thai một cách khỏe mạnh, và an toàn. Bởi bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với số lượng Baby Bé có thể sanh ra là từ 1 đến 9 Baby, ngay cả lần đầu tiên.
A. Chúng ta bắt đầu từ Giai Đoạn Hamster Có Bầu trước nhé :
1. Nhu Cầu Cơ Bản :
Thức Ăn Chính luôn được sẵn sàng:
Một bé Hamster có bầu sẽ giống chúng ta một điểm là thường hay thèm ăn và có nhu cầu ăn rất nhiều. Chính vì vậy hãy đảm bảo chén ăn của Bé luôn sẵn sàng, ngay khi Bé muốn được ăn. và ngay cả nước uống cũng vậy.
Một bé Hamster có bầu sẽ giống chúng ta một điểm là thường hay thèm ăn và có nhu cầu ăn rất nhiều
Thay Nguồn Nước Sạch hơn bình thường :
Nếu có thể, chúng ta nên ưu tiên cho Bé một bình nước sạch hơn ( nước lọc, nước chín để nguội ) thay vì những bình nước máy bình thường như trước.
2. Thực Phẩm Bổ Sung :
Bổ sung Protein :
Hãy cho Bé được tập làm quen với Món Sữa ngâm Bánh Chó Mèo thay vì trước giờ chúng ta chỉ cho ăn khô nguyên bánh.
Nếu có thể kèm loại Sữa Bột Ngũ Cốc, thay vì cho Bé ăn các loại hạt Ngũ Cốc Khô như thường ngày thì cũng là điều tuyệt vời cho Bé trong lúc này. Tuy nhiên, với bất kỳ loại sữa nào, chúng ta cũng cần bảo đảm nó hoàn toàn không dễ gây tiêu chảy cho Bé Hamster có bầu, bằng cách hâm nóng, để nguội… và không lấy lượng quá nhiều để Bé uống quá 2 giờ đồng hồ.
Nếu cảm thấy không tự tin với cách chế biến sữa cho Bé, chúng ta có thể thay thế bằng những loại thực phẩm dễ tìm ở Những Shop Thú Cưng gần nhà : Cám Trứng , Yến Mạch, Phomai, Hạt Kê, Hạt Lanh ( có tác dụng vừa dưỡng phôi thai, vừa kích thích Hamster Mẹ có nhiều sữa)…
Nếu cảm thấy không tự tin với cách chế biến sữa cho Bé, chúng ta có thể thay thế bằng những loại thực phẩm dễ tìm ở Những Shop Thú Cưng gần nhà
Hoặc Trứng Cút Luộc cũng có thể dễ dàng tìm mua ngoài chợ, để Bạn bổ sung cho Một Bé Hamster Có Bầu.
Bổ sung Vitamin và Khoáng Chất :
Trái cây tươi ( rửa sạch, để ráo nước ) : Dâu Tây, Dâu Tầm, Chuối, Táo, Bôm, Lê, Xoài… Rau Xanh : Giá, Xà Lách, Khoai Lang, Cần Tây, Bông Cải, Bí Ngô, Rau Chân Vịt, Có 2 loại chúng ta hay cho ăn nhất là Carot và Dưa Leo ( bỏ ruột ) , tuy nhiên 2 loại này lại dễ dẫn đến tiêu chảy nhất cho Bé, nên bạn cần hạn chế tối đa nhé ! Với bất kỳ loại thực phẩm nào không được tập hàng ngày, thì tuyệt đối không nên cho Bé ăn nhiều hơn 2 – 3 buổi ăn trong tuần. Phải đảm bào là chúng ta tập dần cho Bé, với một lượng vô cùng ít. Không nên để Bé Hamster Có Bầu bị tiêu chảy, sẽ rất khó điều trị bởi lúc này chúng ta không thể dùng thuốc, mà chỉ có thể dùng Mè Đen hoặc Coffee Đen, thôi nhé !
B. Đến Giai Đoạn Baby Ra Đời Đây :
Sau khi Mẹ Bầu Hamster đã hạ sanh các Baby Quý Tử. Bên cạnh việc đảm bảo những yếu tố vô cùng cần thiết để bảo vệ và bảo đảm sự an toàn cho Hamster Baby. Thì chế độ dinh dưỡng lúc này vẫn cần được tiếp tục duy trì.
1. Thức Ăn Chính :
Luôn sẵn sàng và có thể giả nhỏ hơn nếu Bạn cảm thấy Mẹ Hamster hơi yếu, và được đặt trên một chiếc dĩa thấp, đừng có thành cao quá ! Bình Nước cũng có thể treo thấp hơn.
2. Thức Ăn Bổ Sung :
Vẫn là những loại thực phẩm chúng ta đã thống nhất ở trên, nhưng loại trừ Trái Cây và Rau Xanh. Bởi nguồn sữa lúc này của Hamster Mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến các Baby, trong khi nguồn rau chúng ta thật sự không bào đảm là sạch 100% và ngay cả việc có thể gây tiêu chảy cho ngay cả Hamster Sau Sinh và cả Hamster Baby nếu bụng của Hamster Mẹ bị yếu. Điều này vô cùng nguy hiểm cho cả Nhà, dù là Mẹ Hamster hay Baby bị tiêu chảy. Hãy lựa chọn những thực phẩm bổ sung còn lại khác nhé !
3. Thức Ăn Dặm :
Đến giai đoạn Baby được 10 ngày tuổi trở lên thì Cốm Gạo sẽ là thức ăn dặm đầu đời cho các Quý Tử Hamster được làm quen, bởi Cốm rất xốp và mềm.
Đến giai đoạn Baby được 10 ngày tuổi trở lên thì Cốm Gạo sẽ là thức ăn dặm đầu đời cho các Quý Tử Hamster được làm quen, bởi Cốm rất xốp và mềm.
Tiếp đến cũng có thể là Cám Trứng vào ngày tuổi thứ 15 – 17 của Baby. Và những ngày tiếp theo Baby đã có thể làm quen với các loại hạt Ngũ Cốc như Mẹ đã ăn. Tuy nhiên Cám Trứng / Phomai là loại thực phẩm rất dễ kích thích Kiến tìm vào chuồng của Bé, nên Bạn hãy cho một lượng ít, vừa đủ để Mẹ và Bé dùng nhanh thôi nhé !
Các bạn thân mến, Một Bé Hamster nhỏ nhắn, mới khoảng trên 8 tuần tuổi mà có thể cho ra đời 1 đến 9 Baby là một điều vô cùng kỳ diệu. Chính vì vậy Bé rất cần sự hỗ trợ, đặc biệt chăm sóc từ chúng ta từ khâu chuẩn bị môi trường, vật dụng chung quanh, và Thực Phẩm ăn hằng ngày. Bởi đến lúc Bé đã hạ sanh thì chúng ta hoàn toàn không thể tham gia vào được nữa, bởi đặc tính “bảo vệ con” của Hamster. Nếu không biết cách chúng ta sẽ rất có thể gây nguy hại cho Baby. Vậy nên, nếu đã quyết định muốn chăm Hamster Sinh Sản, thì chúng ta cần đảm bảo phải hiểu được cách thức chăm Bé Hamster Có Bầu như thế nào, để chung ta có thể chào đón một Đại Gia Đình Hamster mới thật Cute và Khỏe mạnh nhé ! [ o ^ _ ^ o ]
Sau khi chọn được một ( hai ) Bé Hamster dễ thương để rước về nhà, việc đầu tiên chúng ta cần làm là gì ? … háo hức và bắt đầu “dàn trận” cùng Người Bạn Mới Hamster.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà
Tất nhiên là vô cùng háo hức và bắt đầu “dàn trận” cùng Người Bạn Mới Hamster. Có Bạn không kiềm được lòng, liền mở nắp hộp ra và muốn Bế Bé lên tay ngay lặp tức ^^ . Nhưng khoan, Bạn đừng làm như vậy nghen ! Sẽ làm Bé lại hốt hoảng lần nữa sau khi bị di chuyển một quảng đường dài từ Shop về đến Nhà của Bạn. Với Bé đó đã là một sự thay đổi đột ngột, và điều lúc này là Bé Hamster cần một chỗ yên ổn, cho Bé cảm giác an toàn. Vậy nên, yêu Bé Hamster Cưng, chúng ta cùng bắt đầu theo từng bước nhé !
1. Chọn Nơi Để Lồng Hamster Hợp Lí :
Hãy dạo quanh nhà 1 lần nữa, và lần này hãy để Ý xem Nhà Bạn nơi nào đủ những điều kiện lý tưởng sau đây: Không khí thoáng mát, ít tiếng ồn mạnh làm Bé giật mình, không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Hãy đừng chọn cửa sổ, bởi Bạn nghĩ nơi đó mát, nhưng rất nhiều Bạn đã lỡ quên để luôn lồng Bé nơi đó khi trời bắt đầu trưa dần và kết quả là Các Bé Hamster phải đón nhận tất cả các tia nắng gắt chiếu trực tiếp vào mình. Điều này khiến Bé hoàn toàn có thể sốc nhiệt, và tử vong, và không tốt trong quá trình chăm sóc hamster, Bạn nhớ nhé ! Có một số Bạn cho cả Lồng của Bé vào phòng riêng của mình và trong đó bạn cũng bật máy lạnh : Điều này sẽ tốt nếu độ lạnh không quá cao ( từ 20 đến 23º là hợp lý ) nhưng hãy đảm bảo rằng: Lồng của Bé không nằm trực diện thẳng với Máy Lạnh của Bạn nhé ! Vì hơi nóng khi tắt máy và cả hơi lạnh khi đang mở sẽ làm Bé dễ bị sốc nhiệt. Một chiếc Bàn / Ghế vững chắc ở một góc thoáng của Nhà và đặt chiếc Lồng Hamster lên là vô cùng lý tưởng.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà
2. Cách Bố Trí Lồng và Vật Dụng Cho Hamster :
Để việc chăm sóc Hamster được trở nên dễ dàng và thú vị vào những ngày sau này, thì việc Bố Trí Lồng và Vật Dụng cho Hamster lại vô cùng quan trọng:
* Đầu tiên là Cát Lót : Chỉ cần lót một lớp mỏng vừa đủ trên sàn Lồng là đủ. ( khoảng 3 – 5 ngày chúng ta mới thay 1 lần ).
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà
* Cát Tắm : Chúng ta cho vào 1/3 nhà tắm, và đặt nhà tắm vào trong lồng ( Bé sẽ tự chui vào tắm khi thích ). Lưu Ý : Không nên tắm nước cho Bé để tránh Bé yếu, chịu không nổi dễ đến nguy hiểm nhé !
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà
* Bình Nước : Hãy treo / lắp đặt một cách vững vàng, để bảo đảm Bé khi uống bình sẽ không đung đưa nghen ! Và thay vì lắp bên trong, chúng ta hãy tìm cách lắp Bình bên ngoài, đưa vòi nước vào trong lồng. Như vậy không gian bên trong Lồng sẽ được rộng hơn cho Bé.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà
* Whell Chạy : gắn vừa tầm để Bé có thể leo lên leo xuống thoải mái. Ø Lưu Ý : Nếu Hamster của Bạn đã lớn về kích thước, chúng ta có thể gắn Whell sao cho 2 bên của Whell vẫn còn một khoảng trống đủ so với Bé Hamster nhà Bạn. Vì Bé Hamster thường thích leo trèo, ẩn nắp vào các góc, và với những góc quá nhỏ, đôi khi khiến Bé thích thú chui vào và đến khi ra thì lại không thể ra được nữa. Kết quả là bị kẹt cứng mãi trong ấy cho đến khi chết đi, nếu chúng ta không phát hiện kịp thời để cứu Bé.
Lưu Ý : Nếu Hamster của Bạn đã lớn về kích thước, chúng ta có thể gắn Whell sao cho 2 bên của Whell vẫn còn một khoảng trống đủ so với Bé Hamster nhà Bạn.
3. Cho Hamster Ăn và Uống Nước Ra Sao ?
Nước Uống : Có thể dùng nước sạch / lọc càng tốt cho Bé. Hãy đảm bảo nước luôn đầy hơn nữa bình, để tránh khi chúng ta quên chăm cho Bé thì Bé sẽ bị khác, dễ xuống sức. Thức Ăn : Một ngày có thể cho Bé ăn 1 – 2 lần với một lượng thức ăn vừa đủ không quá nhiều ( 1 muỗng Coffee/Bé ). Để Bé có thể ăn hết trong một buổi, tránh tình trạng thức ăn còn thừa khi Bé đã no… thì Bé sẽ ngán mùi thức ăn cũ vào buổi ăn tiếp theo. Lâu ngày sẽ dẫn đến việc biếng và kén ăn.
Bạn cần Lưu ý trong khẩu phần thức ăn của các Bé thông thường sẽ có các loại hạt mà Bé vô cùng ưa thích, nhưng, nếu ăn nhiều sẽ rất nóng, đó là Hướng Dương, Đậu Phộng, Bánh Chó Mèo. ( Trong bữa ăn nếu có – hãy có đủ số lượng hạt cho các Bé. )
Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà
Ngược lại, những loại hạt nhỏ như Kê, Mè, Lanh, Đậu Xanh,… lại là những loại thực phẩm vô cùng tốt cho Bé, nhưng ngược lại Các Cục Cưng lại rất biếng ăn những loại này. Chính vì hiểu được điều này, nên Bạn đừng nên chiều chuộng các Boss Hamster quá mà hãy cho em ăn đều các loại thực phẩm – Cái gì nhiều quá cũng không tốt – vừa sẽ tốt. Đừng sợ Hamster đói mà cứ cho liên tục thức ăn vào khi thấy Bé chừa lại các món thức ăn không thích, như vậy vô tình chúng ta đang tập cho Bé thói quen xấu – biếng ăn về sau. Hãy yên tâm vì Bé luôn có 2 túi má để chứa đầy thức ăn, và Bé sẽ ăn hết món còn lại khi thật sự đói – và điều này hoàn toàn tốt cho Bé.
Hãy nhớ, nếu Bé chưa thật sự thoải mái và quen Bạn, Bạn hãy khoan bế làm quen Bé nhé ! Hãy tôn trọng Bé và để dành điều đó cho ngày thứ 4
Thời gian mang thai của Hamster khá ngắn, chỉ từ 20 đến 26 ngày. Vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị thật tốt và sẵn sàng cho quá trình sinh con.
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
1. Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Đã Có Bầu ?
Thời gian mang thai của Hamster khá ngắn, chỉ từ 20 đến 26 ngày. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và theo dõi những dấu hiệu của Hamster mẹ để chuẩn bị thật tốt cho quá trình sinh con.
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
Tâm trạng lo lắng, chạy xung quanh nhiều.
Tính tình thay đổi, khó gần, dữ hơn bình thường ( nhất là đối với các Bé Campell ).
Tích cực xây tổ, gom mùn lót về một góc.
Ăn nhiều hơn bình thường.
Không thích Bé Đực lại gần.
Bụng bắt đầu phìn to và có ngấn.
Bụng dưới, 2 bên bắt đầu lộ ti ra dần.
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
2. Chuẩn Bị Lồng Sẵn Sàng Cho Ngày Sinh Nở :
Ngay khi xác định Hamster Mẹ đã có dấu hiệu mang bầu, thì chúng ta cần chuẩn bị ngay các thao tác cần thiết. Vì thời gian dưỡng thai chỉ từ 20 đế 26 ngày là Hamster Có Bầu sẽ sanh ngay Baby ra đời. Trong khi chúng ta không biết chính xác vào thời điểm chúng ta phát hiện Bé bầu, là đã vào ngày thứ mấy.
2.1 Tách Bé Đực Ra :
Đây là một điều vô cùng quan trọng mà chỉ những Bạn đã có kinh nghiệm qua một lần chăm Hamster sinh sản mới chấp nhận. Bạn sẽ ngừng đặt câu hỏi: “Vì sao phải tách Bé Đực ra ? ” cho đến khi Bạn chứng kiến : – Bé cái cắn Bé Đực đến chảy máu, thậm chí có thể chết, hoặc ngược lại. Chỉ đơn giản là vì Bé Bầu đang bị tress, không muốn bị làm phiền. – Bé Mẹ kiệt sức và có trường hợp chết mất vì chưa kịp chăm xong đàn con mới sanh trong 20 ngày lại phải sanh và lo tiếp cho một Đàn Baby Hamster tiếp theo lại chào đời. – Đàn Baby lần 2 bị yếu ớt, còi, suy dinh dưỡng, chết dần… do Mẹ chưa kịp hồi phục để có thể cho con một thể trạng khỏe mạnh.
Vậy cùng thống nhất là chúng ta cần có 2 cái chuồng để nuôi riêng Bé Đực và Bé Bầu nhé !
2.2 Ưu Tiên Lồng Nhỏ Vừa – Không Quá Rộng Cho Mẹ Bầu Hamster :
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
Vì sao Lồng không nên quá rộng ? Là để Hamster Mẹ có thể quan sát và chăm nom, cho các Hamster Baby một cách chu đá và dễ dàng hơn.
Do Baby khi biết bò sẽ bò lung tung để tìm Mẹ, trong khi đôi mắt vẫn chưa được mở ^^.
2.3 Tháo Hết Các Đồ Chơi Trong Lồng Nếu Có :
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
Nếu trong lồng Bạn đang nuôi Hamster Có Bầu có những đồ chơi, whell chạy, cầu trược… Thì lúc này chúng thật sự không cần thiết và có thể gây nguy hiểm cho thời kỳ dưỡng Phôi Thai của Bé trong bụng và cả sau khi sanh.
Nên Bạn hãy tháo bỏ hết những món ấy đi nhé !
2.4 Lót Mùn Cưa và Thay Thường Xuyên Vào Những Ngày Bé Gần Sanh :
Nếu Bạn đã chọn nuôi một Bé đực và một Bé cái thì phải thường xuyên theo dõi, để nhận biết sớm Bé cái lúc đã có bầu. Như vậy chúng ta mới có thể chuẩn bị kịp thời cho Bé nhé ! Ngay khi xác định Hamster Có Bầu thì chúng ta đã có thể lót mùn cưa cho Bé , nếu trước đó Bạn lót bằng cát sand hay cát loại khác.
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
Vì Hamster Mẹ lúc này rất lo lắng việc chuẩn bị, làm ổ, nếu chúng ta không cho Bé Mùn Lót, thì Bé sẽ rất hoảng sợ chạy quanh lồng suốt để tìm kiếm. Điều này không tốt cho thời kỳ dưỡng thai của Bé. Lý do thứ 2 : như chúng ta đã nói thời kỳ mang thai của Hamster Có Bầu rất ngắn, có thể chỉ từ 20 đến 26 ngày là Bé đã có thể hạ sanh những Baby chào đời. Nên hãy đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng từ những ngày đầu, để Bé còn có thể làm quen và thích nghi. Riêng với Mùn lót, Bạn hãy thay thường xuyên chút, nếu thấy Mùn bắt đầu dơ ( có thể từ 3 đến 5 ngày ). Vì kể từ ngày mà Bé Mẹ sanh Baby thì chúng ta sẽ không nên thay một lần nào nữa cho đến suốt 20 ngày đầu. Điều này là vô cùng cần thiết và quan trọng cho Baby.
2.5 Nếu không có mùn lót ?
Nếu không có Mùn Lót, Bạn cũng có thể thay thế bằng các chất liệu mềm mại, ấm áp để Hamster Mẹ có thể làm tổ. Tránh sử dụng bông hay những chất liệu có thể hình thành các sợi trên sàn lồng bởi chúng có thể khiến Hamster sơ sinh bị mắc kẹt. Bạn cũng tránh sử dụng rơm để làm tổ vì chúng có những đầu nhọn, có thể làm tổn thương làn da non nớt của Hamster Baby. Hãy chọn những gì có thể nhanh khô như Mùn Lót để bạn có thể lâu thay mà vẫn không ảnh hưởng đến Baby. Hãy chắc chắn rằng một chiếc tổ đã được xây dựng Khi chuẩn bị sinh con, Hamster mẹ sẽ tích cực xây tổ. Việc bạn cần làm chỉ là cung cấp thêm cho Hamster mẹ một số vật liệu cần thiết để phục vụ cho quá trình xây tổ. Đừng động vào tổ của Hamster trong khoảng thời gian này. Hamster Có Bầu sẽ dễ bị sợ hãi, rối loạn và gây ra những thương tích không đáng có cho các bé. Nguy cơ trên càng cao khi chúng đang ở trong tuần đầu sau sinh hoặc đối với Hamster lần đầu tiên làm Mẹ.
2.6 Đặt chuồng nơi ít ánh sáng và tiếng ồn và làm phiền:
Sẽ vô cùng cần thiết cho việc Bạn đặt chiếc lồng của Hamster Mẹ ở một nơi ít ánh sáng, ít tiếng ồn, ít người qua lại và dòm ngó vào lồng của Bé. Nếu Bạn đã từng nghe nhiều Bạn đặt câu hỏi Vì Sao Hamster Mẹ lại ăn con của mình ? Thì đây là một trong những lý do chính, đôi khi nguyên do bởi chính chúng ta. Thực tế Bé Hamster không hề nghĩ Chúng sẽ ăn con của mình, mà Bé nghĩ rằng, đó là cách để có thể bảo vệ Baby khi gặp nguy hiểm từ bên ngoài. Bé Nó sợ chúng ta bắt con của Nó. Ngay lập tức Hamster Mẹ nuốt ngược con của mình lại, nhưng cũng đồng nghĩa, điều này làm cho Hamster Baby chết đi. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho Baby, Bạn hãy nhớ đừng quên làm điều trên cho Bé nhé !
Với những Bé Hamster lần đầu mang thai và làm Mẹ thì vô cùng hoang mang và không hề có kinh nghiệm chăm con. Nên chúng ta hãy cố gắng giúp Bé làm và chuẩn bị các khâu trước khi sanh cho chu đáo, để phần nào giúp Bé Hamster Mẹ có thể bớt lo lắng, yên tâm, nghĩ ngơi mà dưỡng thai.
Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ?
Vì bên cạnh những yếu tố bên ngoài mà chúng ta có thể làm lúc này, thì đến khi Hamster đã sanh Baby, chúng ta có muốn can thiệp vào bất cứ điều gì cũng là vô cùng nguy hiểm cho Baby. Φ Bạn nên nhớ rằng không nên làm phiền Hamster Có Bầu trong 2 ngày cuối thai kỳ và 10 ngày sau sinh nhằm đảm bảo cho quá trình sinh nở được an toàn, suôn sẻ. Khâu Quan Trọng Cuối Cùng Là Đừng để Baby khi sanh ra rồi chúng ta muốn bồi dưỡng cho Bé khi thấy Bé quá còi cọc, suy dinh dưỡng. Mà Bạn hãy bồi dưỡng cho Mẹ Bầu ngay bây giờ để dưỡng phôi thai và cả sau khi sanh để đủ sữa cho Hamster Baby bú. Xem thêm Bài : Hamster Có Bầu Nên Cho Ăn Gì và Bồi Dưỡng Sau Khi Sanh ?
Bạn đang nuôi một bé Hamster ? Bạn muốn ghép cặp hai bé Hamster mới với nhau ? Điều này là hoàn toàn có thể khi bạn thực hiện đầy đủ theo các bước sau:
3 Phương Án Để Ghép Cặp Cho Hai Bé Hamster Thành Công
Cần có một thống nhất chung trước khi chúng ta thảo luận đến 3 Phương Án Để Ghép cặp cho hai Bé Hamster :
Thống nhất 1 : Hai Bé Hamster cùng một Dòng với nhau :
Nghĩa là đảm bảo chúng ta đang chuẩn bị ghép 2 Bé đều là Campell, hoặc đều là Winter, hoặc đều là Robo hoặc cùng là Bear.
Điều này là vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các Bé. Nên trước khi bắt đầu thao tác ghép cẩn thận cho các Bé được hòa thuận sống vui về sau thì điều cần lưu ý trước tiên hết là cần đảm bảo Hai Bé chuẩn bị ghép đã cùng Dòng với nhau .
Trên thực tế đã có một vài kết quả tốt từ những Bạn đã ghép khác Dòng, nhưng kết quả đáng tiếc cho cả Mẹ Hamster và Baby thì cũng không ích. Chúng ta sẽ dành một bài riêng Ghép Hai Hamster Khác Dòng, Có Nên Không ? để thảo luận về trường hợp này nhé !
3 Phương Án Để Ghép Cặp Cho Hai Bé Hamster Thành Công
Thống nhất 2 : Cần Đồng Nhau Về Độ Tuổi, Kích Thước và Tính Cách Một Cách Tương Đối :
Độ tuổi thích hợp nhất để ghép đôi 2 Bé Hamster với nhau là từ 4-6 tuần tuổi. Đến độ 7 tuần tuổi trở lên thì khả năng để một Bé Hamster có thể đồng ý có thêm một người bạn mới là rất khó khăn đối với Bé.
Kích thước của các Bé cũng là vấn đề cần được quan tâm khi thực hiện quá trình này. Bạn cần lựa chọn những Bé Hamster Bạn có kích thước tương đương để quá trình giới thiệu đạt hiệu quả cao nhất.
3 Phương Án Để Ghép Cặp Cho Hai Bé Hamster Thành Công
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chắc chắn rằng bé Hamster của mình không sống đơn độc trong một khoảng thời gian quá lâu ( từ 10 ngày đến 1 tháng hơn) bởi sau khoảng thời gian đó, Hamster có thể đã quen và khó để chấp nhận khi phải sống chung với những người Bạn khác.
Và bây giờ chúng ta bắt đầu áp dụng với từng phương án :
Phương Án 1 : Tắm Cùng Mùi và Ở cùng Lồng Đủ Rộng :
Lồng : Rộng – Sạch – Mới :
√ Rộng : Đảm bảo kích thước đủ lớn cho cuộc sống của cả 2 Bé Chuột :
3 Phương Án Để Ghép Cặp Cho Hai Bé Hamster Thành Công
Không phải lúc nào các Bé cũng thích gần gủi, vui chơi cùng nhau, đây là lý do vì sao chúng ta cần đảm bảo một chiếc lồng đủ rộng để 2 Người Bạn Nhỏ có thể đủ không gian để di chuyển và giữ khoảng cách với nhau khi muốn. Do đó, bạn cần chuẩn bị một chiếc lồng có kích thước đủ lớn để cả 2 bé có cuộc sống thoải mái. Một chiếc lồng phù hợp sẽ có kích thước lớn 30cm x 40cm đây là kích thước tối thiểu để một Bé Hamster có thể hoạt động vui chơi. Tuy nhiên với một chiếc lồng càng rộng hơn thì lại càng đảm bảo cho hai Bé Hamster được sống vui khỏe.
√ Sạch : Đảm bảo chiếc lồng được sạch, hết mùi của Bé Hamster cũ :
3 Phương Án Để Ghép Cặp Cho Hai Bé Hamster Thành Công
Rửa lồng bằng nước và xà phòng, làm sạch mọi thứ có trong lồng, kể cả đối với những vật nhỏ. Dọn dẹp chỗ ngủ của Hamster để bé nhà bạn không nhận biết được đây chính là nhà cũ của Bé.
Bạn cũng cần chắc chắn rằng sẽ không có mùi của bất kỳ một bé Hamster nào khác. Sử dụng chất khử trùng trong thú y có thể giúp bạn trong trường hợp này.
√ Mới : Thay cát lót, cát tắm, thức ăn mới, đồng thời đổi vị trí tất cả đồ dùng trong lồng :
3 Phương Án Để Ghép Cặp Cho Hai Bé Hamster Thành Công
Sau khi đã vệ sinh Lồng được sạch, chúng ta bắt đầu đặt các món vật dụng, đồ chơi của Bé vào những vị trí khác nhau. Đồng thời cho thêm đồ chơi của Bé Hamster mới vào thêm.
Với Hai Bé Hamster : Cho tắm cát cùng nhau trong một chiếc hộp rộng một chút :
Trong lúc 2 Bé tắm cát, bạn cần cầm một tấm lưới ngăn tạm thời, để hai Bé bắt đầu có thể thấy và ngửi làm quen được mùi của nhau, nhưng không được gặp trực tiếp nhau một cách đột ngột. Bạn có thể giúp Bé tắm cát đều hơn khắp bộ lông, nhưng chúng ta cần tránh làm rơi cát vào mắt Bé nghen !
Tiến Hành Ghép :
Bước 1 : Lấy Tấm Lưới Ngăn Cách Đôi Lứa Ra ^^ :
Sau khoảng 15 phút đến 30 phút tắm cát chúng ta có thể lấy tấm lưới ra dần, lúc này là cần đeo chiếc bao tay vào và để ý hết sức cao độ ^^. Nếu thấy hai Người Bạn Nhỏ có thể từ tốn tiếp cận và đồng ý làm quen, đến gần nhau mà không phòng thủ, chống đối gì thì lại tiếp tục kéo dài việc tắm cát ( làm quen như thế ) thêm 15 phút. Θ Lưu Ý : Đừng bỏ đi đâu, mà hãy ngồi đó để ý hai Ẻm nghen ! – xem như thành công bước 1 rồi đó !
Bước 2 : Bắt đầu cho Bé Mới vào Lồng :
3 Phương Án Để Ghép Cặp Cho Hai Bé Hamster Thành Công
Vì sao phải là Bé mới ? Để bé có thể làm quen ” Ngôi Nhà Mới ” , đi dạo, biết được mọi ngõ ngách, không nhát sợ… sau khoảng từ 30phút – 60 phút , chúng ta tiếp tục cho Bé Hamster cũ vào. Lại để ý hết sức cao độ lần 2 nhé !
3 Phương Án Để Ghép Cặp Cho Hai Bé Hamster Thành Công
Thông thường sau những kỳ công và 2 lần cao độ ^^, thì 2 Bé mình cần ghép đã có thể chấp nhận và sống hòa thuận vui vẻ cùng nhau suốt một thời gian dài.
Hãy thử phương pháp này trước tiên. Nếu sau tất cả các bước trên, mà bạn cảm thấy hai Bé vẫn có dấu hiệu khó chịu cùng nhau, thậm chí có thể cắn nhau. Thì hãy tách Bé ra ngay và làm theo 2 cách còn lại nhé ! Tuy nhiên, càng về sau là sẽ càng kì công rồi đó ! Phương Án 2 : ( đang cập nhật ) Phương Án 3 : ( đang cập nhật )
Đây là câu hỏi mà rất nhiều Bạn mới tìm hiểu và nuôi Hamster vô cùng ngạc nhiên và thắc. Vậy Hamster có thật sự ăn con của mình ?
Vì Sao Hamster Mẹ lại ăn con của mình ?
1. Hamster có thật sự ăn con của mình ?
Thật ra chẳng có người Mẹ nào lại nở ăn thịt đứa con của mình cả. Bạn sẽ vô cùng cảm thông và cố gắng tránh đi điều này cho Bé một cách tốt nhất, Nếu Bạn biết rằng, đó là cách khờ khạo mà Hamster Mẹ muốn bảo vệ con của mình trước những mối đe dọa nguy hiểm xung quanh.
Bé Hamster vốn rất nhạy cảm với những thay đổi xung quanh từ thời tiết đến âm thanh, tiếng động.
Thứ 2, độ tuổi có thể mang bầu của Bé từ rất sớm , có thể mới hơn 2 tháng tuổi, nhưng thực ra lúc này Bé vẫn còn là một Baby mới lớn. Ngay cả kinh nghiệm sống có thể còn chưa ổn định, thì nói đến việc mang bầu và chuẩn bị sanh Baby lại càng làm cho Bé khẩn trương, lo lắng…
Vì Sao Hamster Mẹ Ăn Con Của Mình ?
Theo lời khuyên từ các nghiên cứu trên Thế Giới, chúng ta nên bắt đầu để Hamster có thể mang bầu vào độ tuổi trên 6 tháng trở lên. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác biệt, bởi chúng ta sợ khi Bé Hamster đã lớn thì việc ghép đôi lại vất vả, kỳ công. Nên chúng ta đã ghép Bé từ độ tuổi mới gần 2 tháng tuổi. Và rồi Bé sẽ có bầu ngay sau đó 1 – 2 tuần.
2. Vậy Chúng Ta Cần Tránh Những Gì Để Hamster Mẹ Đừng “Ăn Con” ?
2.1 Trước Khi Hamster Mẹ Sanh Baby :
Ngay khi xác định Bé Hamster đã có bầu thì chúng ta cần làm đầy đủ những khâu chuẩn bị vô cùng cần thiết cho Bé nhé :
Tách Bé Đực Ra Một Lồng Khác, để Hamster Có Bầu không bị làm phiền và có thể nghĩ ngơi.
Lót lồng Bé Hamster Bầu Bằng Mùn Lót thay cho Cát Sand Hằng Ngày.
Đặt Lồng nơi ít ánh sáng, ít tiếng ồn.Nếu Bạn thắc mắc : “Vì sao phải tách Hamster Đực ra Khỏi Hamster Cái khi Đã Có Bầu ? – Và nếu không tách Hamster đực ra khỏi Hamster Bầu thì sẽ thế nào ?” và những điều cần thiết trên thì hãy xem ngay Mục 2 của Bài : Làm Sao Để Nhận Biết Hamster Có Bầu Và Cần Chuẩn Bị Những Gì ? nhé – – Cực kì quan trọng đấy !
Bồi dưỡng cho Hamster Bầu để phôi thai được dưỡng tốt, và Bé đủ sức chuẩn bị cho ngày sanh nở.Có nhiều trường hợp Bé Mẹ sanh con ra trong tình trạng kiệt sức, trong khi các con thì quá đông, nguồi sữa không thể đủ để chia cho các con bú. Trong trường hợp này Mẹ sẽ vô cùng đau lòng, đành chọn cách hy sinh một Bé yếu nhất trong Bầy ” … ” để hy vọng có sữa để lo cho những Baby còn lại.Chính vì vậy Bạn hãy đảm bảo chu đáo giúp Bé về phần thức ăn, nước uống, dinh dưỡng vào những ngày này nhé !Nếu cần, Bạn hãy tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng cho Hamster Bầu và Hamster Mẹ Sau Sinh.
2.2 Ngay Sau Khi Sanh :
Vì Sao Hamster Mẹ Ăn Con Của Mình ?
Hamster Mẹ ngay sau khi đã hạ sanh các Baby đáng yêu, thì lúc này chúng ta tuyệt đối không dòm ngó đến Baby, mà đúng hơn là không dòm ngay cả khi Hamster Mẹ đang sanh nhé !
Việc của chúng ta lúc này là tiếp tục duy trì sự yên tĩnh, không sáng, không ồn, không làm phiền đến Hamster Mẹ.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, thức ăn, nước uống luôn đầy đủ và sẵn sàng bất cứ khi nào Hamster Mẹ muốn được ăn. Các loại hạt ngũ cốc khô, cám trứng, yến mạch, phomai, sữa không đường, trứng cút luộc… Chi Tiết xem lại bài : Chế Độ Dinh Dưỡng cho Hamster Bầu và Sau Sinh
2.3 10 Ngày Đầu Tiên Của Baby :
Vì Sao Hamster Mẹ Ăn Con Của Mình ?
Cần nói trước tiên đến việc lót chuồng, để bạn yên tâm. Thông thường để đảm bảo vệ sinh, chúng ta chỉ từ 3 – 5 ngày là đã thay lót chuồng và dọn dẹp vệ sinh lồng cho các Bé Cưng Hamster.
Vì Sao Hamster Mẹ Ăn Con Của Mình ?
Thậm chí Mẹ sẽ sẵn sàng diệt đi mối nguy hại để bảo vệ Hamster Baby nếu ngửi thấy 1 mùi lạ trên cơ thể 1 Hamster Baby nào đó. Chính vì thế, Bạn đừng dọn chuồng, đừng thay lót chuồng ít nhất là trong 10 ngày đầu này nhé !
Vậy vào ngày thứ 11 thì sao ? Trên thực tế qua nhiều kinh nghiệm, cũng như phải hy sinh vài Baby đáng thương cho những lần kém hiểu biết của mình trước đây. Thì bây giờ mình tuyệt đối không thay lót chuồng cho đến suốt 14 ngày tuổi của Baby.
Nếu lót chuồng quá hôi, bạn có thể lấy 1 phần lót chuồng đã cũ ra và thay lại 1 phần mới hơn, nhưng không thay toàn bộ nhé. Như vậy, nếu bạn thấy thật sự chuồng không quá dơ thì giải pháp tốt nhất là hãy đợi đến ngày thứ 15 chúng ta mới tiến hành việc thay lót chuồng cho Mẹ và Baby nhé !
Tuy Nhiên Sẽ có giải pháp riêng với Bé Winter và Gấu Bear cho Bạn
Cách Thay Lót Chuồng Lần Đầu Tiên Cho Hamster Sau Sanh
Là một Loài Động Vật Nhỏ Bé, nên rất dễ được tác động bởi những yếu tố bên ngoài như Môi trường, thời tiết, và trong đó Thức Ăn là quan trọng nhất.
Thức Ăn Của Hamster – Những Gì Là Được Ăn và Không Được Ăn Đối Với Một Bé Hamster ?
Là một Loài Động Vật Nhỏ Bé, nên rất dễ được tác động bởi những yếu tố bên ngoài như Môi trường, thời tiết, và trong đó Thức Ăn là quan trọng nhất.
Do vậy, hãy dành thời gian, để biết qua một chế độ ăn hợp lý, với những gì nên và không nên có trong thức ăn của một Bé Chuột Hamster.
Để dễ nhớ, chúng ta tạm chia ra làm 5 loại : Chính, phụ, vặt, bồi dưỡng và Không Nên.
1. Thức Ăn Chính : ( mỗi ngày ) :
– Các Loại Hạt Ngũ Cốc Khô là nguồn cung cấp Đạm và Dinh Dưỡng cần thiết, không thể thiếu mỗi ngày cho các Bé như: Kê, Lanh, Gạo Lức, Mè, Đậu Xanh, Đậu Nành, Đậu Đỏ, Đậu Hà Lan, Lúa Mì…
Những Loại Thức Ăn Nên và Không Nên Có Trong Khẩu Phần Ăn Của Chuột Hamster
2. Thức Ăn Phụ : ( 1 lần / tuần và tăng lên dần khi Bé đã quen ):
– Các loại rau sạch ( không thuốc là càng tốt với Bé ), mới ( không hư, dập ), và cần một lượng vô cùng ít để tập dần cho khẩu phần của Bé ( Tuần 1 lần ), Tuần thứ 2 có thể 2 lần. Tuy nhiên, Bé rất dễ bị tiêu chảy nếu chưa thích nghi kịp, nên chúng ta có thể dừng ngay nếu thấy có triệu chứng của Tiêu Chảy.
Vậy tại sao vẫn cần ăn ?
Thức Ăn của Hamster khi đa dạng sẽ giúp Bé đủ chất, tránh biếng ăn, tăng hấp thụ cơ thể, cũng như tập tăng dần sức đề kháng với mọi điều biến đổi xung quanh so với thân hình quá nhỏ bé của mình.
Những gì có thể tập dần ?
Đậu Phộng
Hướng Dương
Carot
Bông Cải Xanh
Bí Ngô
Cần Tây
Rau Bina ( Rau Chân Vịt )
Zucchini ( Bí Ngòi )
Chuối
Táo
Bôm
Lê
Dâu Tây
Quả và lá Dâu Tằm ( Quả Mâm Xôi )
Đào
Anh Đào ( Cherry )
Xoài
Hạt Dẻ
Quả Óc Chó
Khoai Lang
Bánh Chó Mèo.
Dưa Leo ( hạn chế và nên bỏ ruột )
Nho ( hạn chế )Cần thống nhất lại một lần nữa, phải là tập dần : Cho một lượng ít – chỉ 1 lần trong tuần, và quan sát những ngày sau đó.
Nếu có dấu hiệu của Tiêu Chảy ( mệt, bụng dưới về phần đít, hơi ướt… ) là phải lập tức điều trị tiêu chảy cho Bé ngay.
Và nếu Bé vẫn vui chạy, khỏe, bụng dưới ráo ( không có dấu hiệu của Tiêu Chảy ) thì đến tuần sau chúng ta mới lại cho Bé tập lên 2 lần / tuần ( vẫn là một lượng ít nhé ).
3. Thức Ăn Vặt : ( 1 lần / tuần và tăng lên dần khi Bé đã quen ) :
Là thú cưng, nên Hamster cũng thường được các Cô Cậu Chủ Nhỏ ẳm bế trên tay và cho Bé những món ăn vặt, ngoài bữa ăn chính.
Tuy nhiên, Thức Ăn Của Hamster dù là “Vặt” thì tất nhiên cũng chỉ nên rất ít, và cũng không ngoài những món đã được thử từ kinh nghiệm của -Những Anh Chị Chủ Nhỏ có kinh nghiệm :
Bánh Quy Các Loại ( không đường càng tốt )
Bánh Snack
Bánh Mì Ngâm Sữa ( không đường càng tốt )
4. Thức Ăn Bồi Dưỡng : ( 2 – 3 lần tuần với những Bé suy dinh dưỡng, Bé Bầu và Sau Sanh ) :
Trứng luộc
Cám Trứng ( Trứng rang )
Bánh Mì Khô
Phomai
Bánh Chó Mèo
Yến Mạch
Những Loại Thức Ăn Nên và Không Nên Có Trong Khẩu Phần Ăn Của Chuột Hamster
5. Thức Ăn Không Nên :
Đã liệt vào hàng không nên là tất nhiên sẽ có rất nhiều điều không tốt cho các Bé nên chúng ta cần tuyệt đối nói Không với khẩu phần Thức Ăn Của Hamster nhé !
Không chọn thức ăn cay, nồng, nặng mùi : Các loại Hành Củ, hành lá, Tỏi, Khoai Tây Chiên, Khoai Tây Mọc Mầm…
Cam, Quýt sẽ không cần với Hamster vì cơ thể Bé có thể tự tạo nên Vitamin C, chính vì vậy nếu cho ăn sẽ là thừa và lượng được trong Cam, Quýt dễ gây nên bệnh Tiểu Đường cho Bé.
Không chọn Kẹo, đồ ngọt, và Những Chất dẻo, dễ dính, Chocolate…
Bởi đặc tính 2 túi má sẵn có, Hamster luôn sẵn sàng cho tất cả thức ăn vào miệng mà không cần suy nghĩ bao giờ chúng sẽ ăn hết. Điều này vô cùng có hại, nếu trong túi má là những chất ngọt bếch dính, đã có nhiều hiện tượng Bé Hamster bị kẹt túi má, không đẩy ra được, dẫn đến nghẹt thở, chết và trợn cả mắt. Trong tội lắm Các Bạn ạ !
Những Loại Thức Ăn Nên và Không Nên Có Trong Khẩu Phần Ăn Của Chuột Hamster
Bạn sẽ luôn bắt gặp thức ăn ở mọi ngóc ngách của chuồng như giường, nhà ngủ, góc chuồng, và thậm chí khi dọn chuồng, chúng ta sẽ thấy thức ăn vẫn còn và bị hôi thiu, mốc. Lúc này Bạn hãy đảm bảo chúng ta dọn bỏ những thức ăn nguy hại này đi luôn nhé !
Trên đây là một số thực phẩm – Thức Ăn của Hamster được xem là cơ bản cho Những Người Bạn Nhỏ qua một số thảo luận và nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm thực tế.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng dành riêng cho các Bé suy dinh dưỡng hoặc các Bé đang mang bầu và sau sinh, để có đủ dưỡng chất cho phôi thai và sữa khi các Baby Hamster chào đời.