Kiến Thức

Cẩm nang nuôi chuột Hamster cho người mới bắt đầu.(Phần 2)

Cẩm nang nuôi chuột Hamster cho người mới bắt đầu.(Phần 2)

Ở phần 1, Mình đã giúp các Bạn chọn lồng, nhiệt độ thích hợp, thức ăn cho Bé,…Bây giờ, chúng mình cùng tìm hiểu cách nuôi chuột Hamster như thế nào để Bé thích nghi với ngôi nhà mới. Cách nuôi chuột Hamster như thế nào để Bé khỏe mạnh và vệ sinh nhà ở của Bé như thế nào nha!  

C. Khi nuôi chuột Hamster- cho Bé làm quen với môi trường mới.

1.Đ chúng mt mình tìm hiu ngôi nhà mi.

Để Bé một mình trong thời gian đầu
Để Bé một mình trong thời gian đầu

Khi lần đầu tiên mang Hamster về nhà, hãy để Bé vào lồng với thức ăn và nước uống. Không nên chơi hay chạm vào Hamster trong những ngày đầu nhé. Để Bé có không gian riêng để tìm hiểu và khám phá môi trường mới nghe. Nhớ rằng, Trong lồng Bé có đủ nước, thức ăn và đồ chơi (Nước và Thức ăn đủ cho Hamster trong 3 ngày)

  •  Trong 3 ngày đầu, chúng ta không nên chạm vào Bé, không làm Bé giật mình nhá! Nếu nhà có trẻ em, bạn bè hay khách đến thăm thì nên để họ làm Hamster giật mình nghe!

 

2.Làm quen vi Hamster.

Làm-quen-với-Hamster
Làm quen với Hamster

Sau khoảng 3 ngày để Hamster tự khám phá nhà mới, bạn có thể bắt đầu tập làm quen với Bé Hamster được rồi. Khi đến gần lồng, hãy nói nhẹ nhàng với Bé rằng bạn đã tới nghe.(Vd: Bé cưng ơi, Em ở nhà mới quen chưa? Chị yêu Em nhiều lắm nghe,…) .

  • Những lúc đầu, Bé có vẻ hơi sợ chút chút, nhưng Bạn kiên trì và lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy thì Hamster chẳng mấy chốc mến bạn à!
  • Bắt đầu thay thế thức ăn và nước uống hàng ngày cho Bé được rồi đó heng. Để thêm đồ chơi cho bé nữa nha ( Well, nhà ống, lõi giấy vệ sinh, xích đu,…)
  • Bây giờ chúng ta đã thay cát lót cho Bé được rồi nha!

3.Nuôi chuột Hamster-chơi và dạy Bé.

  Sang tuần thứ 2, chúng ta bắt đầu chơi và dạy cho Hamster của bạn được rồi. Hầu hết Hamster hoạt động vào chiều tối và buổi tối. Bạn nên quan sát xem Bé Hamster nhà mình có thói quen ăn, ngủ, và chơi vào giờ nào nha. Nên chơi với Hamster lúc Bé thức nghe!

  • Cách tốt nhất để dạy Hamster là bỏ Hamster trong bồn tắm không và bạn vào trong đó. Mang theo một số loại đồ chơi cho Hamster chơi để bé quen với sự có mặt của bạn. Đừng ép Hamster chơi nếu bé không muốn. Đừng phạt bé nếu Hamster cắn bạn khi đang làm quen với Bé.

3.1 Dạy Hamster.

Bắt-đầu-dạy-Hamster
Dạy cho Hamster

Hãy cho tay của bạn vào lồng, cho Hamster ngửi và quen với mùi hương trên tay của bạn. Nếu Hamster ngửi tay của bạn và không cắn, đưa tay bạn ra từ từ và sau đó đưa lại cho Bé làm quen với tay của bạn một lần nữa. Như vậy sẽ giúp cho Hamster làm quen và không sợ hay cắn vào tay bạn.

  • Tiếp theo, đặt một mẩu thức ăn lên tay của bạn, (Hamster thích các loại hạt). Hamster sẽ leo lên tay của bạn, và chúng sẽ học được rằng tay là nơi để trèo lên. Di chuyển thức ăn nhẹ nhàng, Hamster sẽ dần dần thấy thoải mái khi leo lên tay bạn.

3.2 Phần thưởng.

  Nếu Hamster của bạn làm tốt, hãy cho Bé trèo lên tay của bạn và thưởng cho Bé mỗi khi bé làm đúng. Hamster sẽ nghĩ tay của bạn là một thứ tốt. Lần này hãy cho Hamster leo lên tay của bạn và nâng nhẹ nhàng tay lên khỏi mặt sàn lồng, ban đầu Bé có thể sợ nhưng bạn hãy cố gắng trò chuyện nhẹ nhàng với Bé và thưởng cho Bé để khiến Bé trở nên thoải mái. Ngồi trên sàn tiếp tục trò chuyện với Bé.

  • Không bế Bé quá cao, Vì Hamster rất lanh, chúng có thể nhảy ra khỏi tay bạn. Ở độ cao quá 15cm, Bé sẽ bị thương đó nghe.

4.Lưu ý chu kì ng ca bé.

Lưu-ý-chu-kì-ngủ-của-bé
Chu kì ngủ của Bé

Nuôi chuột Hamster bạn chú ý, Bé Hamster thường hoạt động về đêm. Thỉnh thoảng Bé sẽ thức dậy vào ban ngày để tìm kiếm đồ ăn. Nhìn mặt thấy có vẻ tỉnh táo, nhưng Hamster không có tâm trạng chơi đùa đâu, trừ khi bạn thấy Bé muốn chơi nhé!  

D.Cho Bé tp th dc

1.Hãy la chn cho bé mt cái Whell phù hp.

Hãy-lựa-chọn-cho-bé-một-cái-Whell-phù-hợp
Chọn cho Bé whell phù hợp

Whell đi kèm với lồng thường khá nhỏ và nó sẽ không tốt cho lung của bé. Một cái Whell quá nhỏ sẽ khiến cho lung của Hamster bị cong. Một cái whell tốt sẽ có kích thước tối thiếu 20 cm cho Hamster nhỏ và 28 cm cho Bear.Đừng lo rằng bạn mua Whell quá lớn.

2.Hãy chc chn rng bn có đ đ chơi cho Hamster.

Hãy-chắc-chắn-rằng-bạn-có-đủ-đồ-chơi-cho-Hamster
Đồ chơi cho Hamster

Đồ chơi cho hamster có rất nhiều loại như cuộn giấy vệ sinh, hộp giẩy rỗng, đường ống, đường hầm, hộp tổ, ống PVC, đồ mài răng cho Hamster sẽ làm cho cuộc sống của bé trở nên thú vị. Hầu hết hamster chỉ được chơi whell hoặc ball. Như vậy bé sẽ thường không đủ khỏe mạnh và có các thói quen xấu như nhai lồng. Bé cần nhiều hơn những thứ đồ chơi cơ bản như whell và ball. Nên sắm đủ đồ chơi cho bé để bé có thể chơi với chúng và cảm thấy vui vẻ.

Cẩm nang nuôi chuột Hamster cho người mới bắt đầu.(phần 1)

Sau khi Bạn đã chọn cho mình Bé Hamster siêu dễ thương!

Bây giờ chúng ta chúng ta phải làm gì tiếp theo nhỉ ?Hamster không thể ở trong căn phòng quá rộng. Chúng cũng không thể ăn cơm giống mình được. Vậy bây giờ làm gì tiếp theo khi tìm cách nuôi chuột Hamster đây nhỉ?

Cẩm nang nuôi chuột Hamster cho người mới bắt đầu.

Bé rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Vì vậy Bạn nên chọn cho Bé một ngôi nhà hợp với Ẻm nhất nhé! Như thế nào là phù hợp? Mình giúp bạn giải quyết thắc mắc này nhá!!!

A. Chọn nhà mi cho Hamster.

1.Nuôi chuột Hamster-chọn lồng cho Bé.

    Bé Hamster thường được sống trong môi trường thí nghiệm. Nhưng khi đưa Hamster nuôi chuột cảnh. Thì bạn phải xây dựng cho Bé môi trường gần tương tự như vậy nghe! Đầu tiên, Bạn chọn lồng cho Hamster càng lớn càng tốt. Để bé có nhiều không gian cho chạy nhảy và vui chơi. (Kích thước lồng  30x30x40 cm).Có thể sử dụng bể cá bằng kiếng để làm nhà cho Hamster. Nhược điểm của lồng kiếng là thiếu thông gió, nên hãy chắc chắn rằng bạn có thiết kế nắp chắn bằng lưới để không khí có thể lưu thông trong lồng.

  • Có nhiều loại lồng cho Hamster : lồng MiKa, lồng Sắt, lồng Nhựa, lồng kiếng.  Lồng Sắt rất ưa chuộng vì chúng rất thoáng và rẻ nữa chứ ^^. Lồng Mika và lồng kiếng rất đẹp cho Bé cưng của bạn nghe!

2.Đt lng nơi an toàn.

Đặt-lồng-ở-nơi-an-toàn
Đặt lồng ở nơi an toàn.

Rảo một bước quanh nhà, bạn kiếm xem chỗ thích hợp cho Bé ở nhé! Chắc chắn rằng lồng được đặt nơi thông gió. Không để lồng trước cửa sổ hoặc nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Lồng nên để nơi yên tĩnh và không có các loại thú cưng nào khác như chó hoặc mèo. Bé rất sợ khi thấy những con vật này. Đừng bao giờ để chó hoặc mèo tiếp xúc với Hamster của bạn nghe!

  • Bé ở trong nhiệt độ khoảng 19 đến 29 độ C nhé!
  • Đảm bảo chuồng không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Hamster có thể bị bệnh và có thể shock nhiệt nếu bị ánh nắng phản chiếu vào người nha.

3.Chc chn không đ Hamster trn mt.

Chắc-chắn-không-để-Hamster-trốn-mất
Chắc chắn không để Hamster trốn mất.

Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết Hamster của bạn thông minh tới mức nào. Chúng sẽ trốn ngay khi bạn không để ý. Nhớ bịt các lỗ và các bộ phận trên lồng để không thể bị Hamster mở ra.

  • Nếu bạn sử dụng lồng dây kẽm, hãy chắc chắn rằng Hamster của bạn không thể xuyên qua qua kẹt giữa các thanh kẽm. Khoảng cách giữa các thanh kẽm không nên lớn hơn 0.7 cm.

 4.Bn năng v lãnh th ca Hamster.

Bản-năng-về-lãnh-thổ-của-Hamster
Bản năng về lãnh thổ của Hamster.

Hamster Bear bắt đầu đánh dấu lãnh thổ từ 5-8 tuần tuổi, và chúng sẽ đánh nhau tới chết với con khác nếu chúng xâm phạm lãnh thổ của nhau (cùng chuồng). Cách nuôi Hamster Bear chung chuồng, chúng phải sinh ra từ một mẹ hoặc từ nhỏ đã ở chung với nhau cho đến trưởng thành nhé.

  • Hamster Campell, Winter White hay Robo có thể ở chung nhà với nhau nếu chúng sống hòa thuận từ nhỏ.
  • Ba loài Campbell, Winter White và Robo có thể sống độc lập hoặc sống chung cặp nếu được ghép cặp. Không nên ghép đôi hai loài khác giống nghe. Nếu bạn nuôi nhiều Bé, hãy tách các cặp ra nếu không muốn chúng cắn lẫn nhau.

5.Làm giường ng cho Hamster.

Làm-giường-ngủ-cho-Hamster
Làm giường ngủ cho Hamster

Trong tự nhiên, Hamster có thể đào các đường ống xuống mặt đất tới 15 cm. Nếu giường ngủ quá nhỏ chúng sẽ không đào.

  • Khi Hamster ở trong lồng, Bạn dùng một lớp lót chuồng để làm giường ngủ cho Bé. Như Cát sand, Mùn cưa,..
  • 3 đến 5 ngày thay lót chuồng cho Bé  một lần nghe!

 

B. Nuôi chuột Hamster- thức ăn và nước.

1.Khẩu phần và chén đựng thức ăn.

Cho Hamster ăn mỗi ngày.

Một ngày cho Bé ăn từ 1 đến 2 lần thức ăn trên một ngày ha. Không cho ăn quá nhiều vì chúng hay để thức ăn dư thừa lại nữa. Khi nuôi chuột Hamster Bear là không cho chúng ăn quá nhiều. Vì chúng hay giấu thúc ăn trong túi má của mình. Khi Bé nhét như vậy sẽ khiến má căng ra, nếu nhiều quá sẽ bể má và chết luôn ý. Nên cho Hamster một lượng thức ăn vừa đủ để nó chứa đầy trong hai má, khoảng 15 gram cho Bear và 8 gram cho Hamster bé.

  • Nên thay thức ăn và cho nó vào chén ăn của Hamster mỗi ngày. Hamster là loài tích trữ đồ ăn, nên nó sẽ giấu một ít thức ăn ở đâu đó quanh giường ngủ hoặc một chỗ bí mật.
  • Nên chọn chén ăn cho Bé Hamster bằng đất nung hoặc kim loại, vì Hamster sẽ ăn luôn cả chén nếu nó làm bằng nhựa.

2.Chun b nước ung sn sàng cho Hamster.

Chuẩn-bị-nước-uống-sẵn-sàng-cho-Hamster
Chuẩn bị nước uống sẵn sàng cho Hamster.

Hamster thực sự không uống quá nhiều nước. Nhưng khi chúng khát, nước sẽ rất quan trọng với chúng. Đừng để nước trong đĩa hoặc tô vì những thứ đó sẽ làm ướt không gian sống của chúng và khiến Hamster bị ướt và chết. Hãy để nước trong chai hoặc các bình uống nước dành riêng cho Hamster.

  • Bình nước được lắp ở bên ngoài lồng, ống hút hướng vào trong. Như vậy Bạn sẽ tiết kiệm không gian ở trong lồng cho Bé nhiều hơn.
  • Thay nước trong bình mỗi ngày để giữ nước sạch sẽ hoặc nếu bạn bận rộn hãy thay nước 3 ngày 1 lần.
  • Bạn có thể làm sạch chai nước bằng cách cho hạt cát hoặc gạo vào để lắc bình, hạt sẽ làm cho tảo trong bình nước rơi ra. Rửa lại bình và đổ nước mới vào trước khi đem bình trở lại lồng.

3. Nuôi chuột Hamster bằng thc ăn trộn hoc hn hp ht.

Dùng-thức-ăn-dạng-viên-hoặc-hỗn-hợp-hạt
Dùng thức ăn dạng viên hoặc hỗn hợp hạt

Hỗn hợp hạt cho phép Hamster có nhiều lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày. Thức Ăn Trộn sẵn rất tiện cho Bé. Chúng được kết hợp từ nhiều loại viên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng  tổng hợp cho Bé. Hoặc hạt là bữa ăn chính cho Hamster( hạt đậu đỏ, đậu đen, mè đen,…). Bạn có thể cho Hamster ăn thêm các loại thức ăn khác( rau xanh, cà rốt,…) nhưng hãy nhớ rằng đó là thức ăn kèm thêm.

4.Ri thc ăn quanh lng hoc giu nó trong đ chơi hoc đường hm.

Rải-thức-ăn-quanh-lồng-hoặc-giấu-nó-trong-đồ-chơi-hoặc-đường-hầm
Rải thức ăn quanh lồng hoặc giấu nó trong đồ chơi hoặc đường hầm

Nuôi chuột Hamster, đến một thời điểm Bé rất mập vì ăn rất nhiều nhưng lười vận động. Bạn có thể cho Hamster tập thể dục bằng cách rải thức ăn quanh lồng để bé đi kiếm ăn (nếu không gian đủ lớn). Chỉ ăn trong bát đôi khi sẽ khiến Hamster bị thừa cân và lười vận động

5.Tránh các loi thc ăn ca người.

Tránh-các-loại-thức-ăn-của-người
Tránh các loại thức ăn của người.

Bao gồm cả kẹo, mì ống, thịt, cá, đường và đồ ăn tráng miệng. Bé Hamster có thể bị tiêu tiểu đường khi ăn chúng. Chọn thức ăn cho Hamster cần cẩn thận, nếu chúng có quá nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe của Hamster.

6.Thc ăn cho Hamster.

 

Thức ăn cho Hamster
Thức ăn cho Hamster

Hamster bằng cách cung cấp thêm các loại thức ăn khác hai lần một tuần. Hamster thích các loại củ như cà rốt, dưa chuột, táo, táo, chuối, cải xoăn, cải xanh và một số loại rau củ khác. Một số loại thực phẩm có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày của Hamster. Thức ăn kèm cho Hamster thích nhai có sẵn tại các cửa hàng thú cưng, như yogurt chips, khối gỗ, phô mai,…

  • Không cho Hamster ăn các loại rau và trái cây sau: hành, hạnh nhân, khoai tây, trái cây có hạt, bơ, hẹ, cà tím, hành lá, tỏi, rau diếp, cà chua, trái cây họ cam quýt.

 

7. Đá mài răng cho Hamster.

Đá mài răng cho Hamster
Đá mài răng cho Hamster

Đá mài răng cho Hamster rất đa dạng về chủng loại, kích cỡ, màu sắc và mùi vị. Do răng của Hamster dài ra liên tục, nên bạn phải cho chúng ăn các loại thức ăn giúp chúng mài răng. Hãy thử các loại đá mài răng nhai khác nhau cho tới khi bạn biết khẩu vị của Hamster nhà bạn. Nếu Hamster của bạn không thích đá mài răng, chúng sẽ nhai những thứ khác trong lồng của chúng.

  • Bạn có thể sử dụng những que gỗ cho Bé mài răng hoặc những ăn cứng những loại thức ăn cứng như những hạt hướng dương, hạt đậu đỏ, đậu xanh,…

Nhưng đến đây, Bạn chỉ mới hiểu sơ về cách nuôi chuột Hamster cơ bản thôi phải không. chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp cách chăm sóc và tập thể dục cho Bé như thế nào nữa nhé!

5 bước huấn luyện Hamster để không cắn bạn

Bé Hamster nhà mình lúc mới mang về, đụng vào người cái bị cắn liền. Lúc mới mang về, không biết cách nào làm quen với Bé, và không để bé Hamster cắn mình nữa. Thế là sau thời gian mày mò dò dẫm, mình đã tìm được cách huấn luyện Hamster không cắn mình nữa đấy nè!

5 bước huấn luyện Hamster để không cắn bạn

I.Huấn luyện Hamster hết cắn bạn.

1.Mang Hamster đến nơi yên tĩnh.

Cho Bé ở nơi yên tĩnh
Cho Bé ở nơi yên tĩnh

Trong những ngày mới về nhà, Bé Hamster sẽ rất buồn khi xa ngôi nhà cũ của mình. Cũng giống bạn khi chuyển từ nhà cũ sang nhà mới vậy. Phải thay đổi hàng xóm mới, quen biết bạn bè mới và có chút buồn bã phải không. Hamster cũng vậy đấy, Bé sẽ cảm thấy lạc lõng nên bạn đưa Em tới nơi yên tĩnh nha.

  • Chọn một không gian yên tĩnh, ở đó Bé không bị lạc, không có vật gì khiến Bé bị thương. Thông thường mình hay chọn nhà tắm là nơi yên tĩnh nhất nhà mình. Nếu bạn có chỗ nào tuyệt vời hơn nữa thì càng tuyệt nha.

2.Tương tác với Hamster của bạn.

Tương tác với Hamster của Bạn
Tương tác với Hamster của Bạn

Sau khi chọn vị thích hợp để huấn luyện Bé Hamster rồi, hãy đặt Bé lên đùi để cùng trò chuyên với Em Ấy nha. Để không làm Bé sợ hãi, Bạn nên dùng những cử chỉ nhẹ nhàng, di chuyển chậm rãi để Em Ấy không sợ nghen.

  • Nói chuyện với những câu nói thân mật, trìu mến kết hợp tông giọng êm ái nữa nghe.
  • Bạn có thể hát, nghe nhạc cùng với người bạn nhỏ của mình. Hoặc thậm chí bạn có thể nghe điện thoại khi có Bé Con trong phòng. Bạn vuốt trên lưng Hamster để Bé cảm nhận tình yêu bạn dành cho người bạn nhỏ này. Càng tương tác nhiều, Hamster sẽ càng thân với bạn hơn.

3.Thổi vào mặt Hamster.

Thổi vào mặt Hamster
Thổi vào mặt Hamster

Nếu Bé cưng nhà bạn đang có ý muốn cắn, hãy thổi vào mặt Em Ấy để cho bé bỏ ý định đó đi. Đây cũng là cách bạn huấn luyện Hamster hết cắn và tạo thói quen mới cho Hamster. Làm như vậy khi Hamster có biểu hiện muốn cắn bạn nghe, nói với Bé làm như vậy không được, cắn là sai rồi nha.

  • Bé Hamster rất hiền, chúng chỉ cắn Bạn như để bảo vệ mình thôi. Nên mí Bạn đừng giận Ẻm nghe, trong những lúc đầu Bạn và Bé làm quen. Chúng ta phải hết sức kiên nhẫn nhé. Nếu bị Hamster cắn hãy đọc bài này Bạn sẽ biết cách xử lý vết thương nha!

http://vuongquocchuothamster.com.vn/bi-hamster-can/

4.Tương tác thường xuyên.

Nói chuyện thường xuyên với Bé
Nói chuyện thường xuyên với Bé

Bạn nên lập một khoảng thời gian nào trong ngày nhất định để tương tác với Hamster của mình. Bé Hamster hay ngủ vào ban ngày, vì vậy nên nói chuyện với Ẻm vào ban đêm nha. Dành khoảng 10-20 phút mỗi ngày, sau khi kết thúc xong thì để Bé lại lồng. duy trì thói quen này khoảng 2 tuần nha mấy bạn.

  • Hamster ý, chúng có bộ răng dài không ngừng nghỉ, vậy nên Bạn phải kết hợp với thức ăn hỗ trợ mài răng như : hạt hướng dương, bánh snack trái cây, đá mài răng, phomai mài răng, bánh chó mèo,… Những thúc ăn này sẽ giúp răng Bé hạn chế nhanh dài. Và khi đó Bé có “cắn yêu” Bạn cũng không sao phải hông nè!
  • Răng Bé dài quá sẽ đâm vào hàm trên của miệng, khiến chúng không ăn uống được gì và  dẫn đến bỏ ăn cho đến chết đó nghe.

5.Kiên nhẫn khi huấn luyện Hamster hết cắn bạn.

Kiên nhẫn huấn luyện Bé
Kiên nhẫn huấn luyện Bé

Bạn  luôn thực hiện những gì mình chia sẽ lúc nãy thì Bé sẽ rất nghe lời bạn. Nhưng khi bạn không làm nó thường xuyên thì Bé khó thuần hóa hơn. Chúng cũng trở nên hung hăng, và một số Bé Hamster còn cắn bạn khi chạm vào người. Khi bạn giữ bình tĩnh thì Hamster của bạn cũng bình tĩnh theo nghe. Vậy nên luôn kiên trì, nhẫn nại trong quá trình huấn luyện Hamster hết cắn nhé. Sau khi thành công, Hamster sẽ bám đít bạn không tha cho coi nè ^^. Chúc bạn thành công nhé!

2 bước đơn giản để chuẩn bị chuồng cho Hamster.

Ngày Bé  về nhà, bạn sẽ rất bở ngỡ vì mình không biết chuẩn bị lồng Hamster  như như thế nào cho Bé. Phải sắp xếp sao cho phù hợp và những vật dụng nào không thể thiếu? Haiza, bây giờ nên chọn lồng nào đây? Cái nào hợp, cái nào không hợp với Hamster nhà bạn nhỉ?

2 bước đơn giản để chuẩn bị chuồng cho Hamster.

A,Chuẩn bị chuồng cho Hamster gồm có những gì?

1.Dụng cụ cần thiết.

Dung-cu-can-thiet
Dụng cụ cần thiết

Hamster thuần chủng thường được ở trong một chiếc chuồng ( mình hay gọi là lồng cho dễ thương nghe). Để đảm bảo an toàn không bị các thú cưng khác bắt nạt. Hay Bé có chạy lung tung và có thể đi mất đấy.  Đây cũng là ngôi nhà cho Bé cưng nhà bạn luôn an toàn nhất. Một chiếc chuồng cho Hamster cần những dụng cụ như:  ngoài lồng ra còn bình nước uống, bát đựng thức ăn, cát lót, cát tắm, đồ chơi bằng gỗ như xích đu, cầu bấp bênh, bánh well,… Đấy là dụng cụ cơ bản cần có trong cái lồng của Hamster nha:

  • Lồng: Nên chọn chiếc lồng cho Hamster  có diện tích khoảng 30*30*40 cm. Diện tích này rất thích hợp khi bạn nuôi từ một đến 2 bé Hamster nghe!
  • Bát đựng thức ăn: Bạn phải thường xuyên lau chùi chiếc bát này hằng nha. Vì đồ ăn dư thừa hay dính lại trên đấy nên tạo nấm mốc khiến Bé Hamster ăn vào dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Nên chọn những chiếc bát bằng thủy tinh để Bé không cắn heng!
  • Bình nước : bạn nên mua những bình nước bán ở của hàng thú cưng (những bình nước này được thiết kế dành riêng cho Hamster rồi)
  • Cát tắm giúp Hamster vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Cát lót giúp Bé Hamster không bị đau bụng ( vì chúng hay đi vệ sinh giữa lồng) và tiêu chảy.
  • Bánh xe để Hamster luyện thể thao và loại bỏ mỡ thừa nhé ^^ .

2.Kiểm tra chuồng cho Hamster.

kiêm-tra-chuông-cho-hamster
Kiểm tra chuồng cho Hamster

Sau khi đã có đầy đủ đồ dùng cơ bản, bạn chọn chuồng cho Hamster có diện tích khoảng 30*30*40 cm nha. Chọn chiếc lồng rộng hơn càng tốt, Bé Hamster sẽ cảm thấy thích hơn nhiều khi không gian thoải mái như vậy.

  • Có rất nhiều loại lồng như : lồng sắt, lồng mika, lồng làm bằng kính trong suốt,…
  • Lồng bằng sắt là ưa dùng nhất vì rẻ, dễ tháo lắp và lau chùi. Nếu bạn chọn lồng sắt thì nên chọn những chiếc lồng thanh ngang để Hamster tập thể dục như leo núi á nha.

B. Lắp đặt toàn bộ vật dụng chuồng cho Hamster.

Bây giờ bạn đã có những đồ dùng như mình nói chưa nào? Chúng ta bắt đầu “dàn trận” cho Hamster nhà bạn nhé ! Mình sẽ dùng hình ảnh để giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

cat-lot
Cát lót
  • Đầu tiên, hãy dùng cát lót để lên sàn lồng, để một lớp mỏng thôi nghe! (3 -5 ngày thay một lần)
Binh-nươc
Bình nước
  • Bình nước: lắp bình nước bên ngoài và hướng ống hút vào lồng ( tiết kiệm không gian cho Bé).
  • Cát tắm: bạn để khoảng 1/3 cát vào nhà tắm và đặt nhà tắm vào lồng (Hamster sẽ tự vào tắm khi chúng thích nhé)
Đăt-well
Đặt well
  • Well : Gắn vừa tầm để Bé lên xuống dễ dàng nha.

Khi Hamster lớn, bạn nên gắn Well ở giữa để giữ khoảng trống 2 bên. Bé thích ẩn nấp vào các góc nên chỗ góc nào quá nhỏ khiến Bé bị kẹt. Nếu bạn không phát hiện sớm Bé sẽ chết khi bị mắc cứng đấy.

đe-thưc-ăn
Để thức ăn
  • Để một muỗng thức ăn lên bát thức ăn và đặt vào trong lồng cho Bé.
  • Kiểm tra tất cả các góc sắc nhọn trên đồ chơi của Bé
Mang Bé Hamster vào lồng
  • Mang Bé vào ngôi nhà bạn đã tâm huyết chuẩn bị cho người bạn nhỏ này nghe.

Xem Bé khám phá nhà mới của mình thích như thế nào nhá!

5 cách giúp bạn không bị Hamster cắn- Không nên bỏ qua.

Nếu bạn là  người nuôi Hamster thì không nên bỏ qua bài viết cách phòng ngừa Hamster cắn này nha. Một trong năm cách này sẽ khiến bạn chinh phục Hamster nhà mình đó nè. Đây là bí kíp mà qua một khoảng thời gian dài mình nuôi Hamster rút ra được đấy!

5 cách giúp bạn không bị Hamster cắn- Không nên bỏ qua.

Cách phòng ngừa Hamster cắn khi muốn chạm vào Em ấy nha.

1.Rửa tay trước khi chạm vào Hamster.

Rưa-tay-that-sach
Rửa tay thật sạch.

Điều đầu tiên khi bạn muốn chạm vào Bé Hamster thì nên rửa tay thật kĩ nghe! Nhiều bạn mới đi học về vì nhớ Bé Hamster quá mà vội vào âu yếm Em ấy liền. Vô tình bị Ẻm cắn vào tay mà không biết nguyên nhân tại sao (Bạn quên rửa tay đó nghe). Trên tay bạn hay bám rất nhiều mùi lạ, như mùi thức ăn, mùi mỹ phẩm hay những mùi hương khác. Mà Bé Hamster có chiếc mũi rất bén, có thể nhận thấy những mùi lạ nên “phang” vào tay bạn liền đấy.

  • Mới hôm trước mình đang cho Hamster ăn, tay toàn mùi thức ăn nữa chứ, thế là bị Bé Hamster tưởng nhầm là đồ ăn nên bị cắn nhẹ cái. Nên mấy bạn đừng để giống mình nha, nhớ rửa tay kĩ đã nghen!
  • Rửa tay sạch trước khi chạm vào Hamster sẽ giúp Bé an toàn khỏi vi khuẩn nữa nha.

2.Không làm Hamster bất ngờ.

không-lam-Hamster-bât-ngơ
Không làm Hamster bất ngờ

Trong các loại Hamster thì Bé Campell là giống hung hăng nên hay cắn nhất đấy. Nhưng là do Bé làm nũng hoặc thấy mùi hương lạ nên phòng thân thôi. Nhưng khi Bé quen mùi tay mình rồi thì chúng ham chơi lắm, đưa tay vào là quấn quýt hà.

  • Bé cắn là do bạn làm chúng giật mình, lúc này Em nó hung hăng vì sợ hãi đấy.
  • Bé mới về nhà mới, còn chưa quen, nên Bạn chú ý những ngày đầu tiên đi nhẹ nói khẽ. Không làm Hamster giật mình nhá!

3.Cho Hamster ăn thức ăn.

Cho-hamster-thưc-ăn
Cho Bé thức ăn.

Nếu như bình thường bạn hay cho thức ăn vào chén phải hông? Ý hay cho bạn nè, chúng ta sẽ đổi cách cho ăn nha.  Bạn để vài hạt hướng dương lên tay, đưa vào lồng Hamster. Khi mấy Ẻm ngửi thấy mùi thức ăn sẽ tiến gần tới và ngồi vào tay bạn ngấu nghiến thức ăn thôi. Như vậy sẽ giúp Bé quen mùi hương ở tay bạn và  thân bạn nhiều hơn. Bạn cứ làm như vậy nhiều lần liên tục trong tuần. Chẳng mấy chốc mà Hamster sẽ quấn quýt bạn cho mà xem.

  • Khi thân rồi thì để tay vào lồng, nếu Bé Hamster tự bò vào lồng bàn tay bạn thì bạn đã thành công rồi nghe. Hãy nhớ thất kiên trì nhé!
  • Bạn kết hợp với đá mài răng dành riêng cho Hamster nghiến ngấu. Đá mài răng  sẽ giúp răng Hamster khỏe và ngưng mọc.

4.Giữ chúng bằng cả hai tay để phòng ngừa Hamster cắn.

Giư-hamster-băng-hai-tay
Giữ Hamster bằng 2 tay

Mình xém quên nhắc mấy bạn, khi bạn đã làm quen với Bé bằng những cách trên rồi nhỉ. Bây giờ muốn bế Hamster ra khỏi lồng nên nhớ dùng cả hai tay đấy. Hamster nó rất nhanh nhẹn, khi bạn giữ hai tay, dùng những ngón tay nhẹ nhàng cuộn tròn để Bé không di chuyển bất ngờ nghen.

  • Muốn bắt Hamster thì nên chụp tay từ trên lưng Hamster xuống để Bé không bị giật mình.
  • Nhớ là luôn dùng hai tay khi bế Hamster đó nghe!

5.Sử dụng muỗng để di chuyển.

Sư-dung-muông-đe-di-chuyen
Sử dụng muỗng để di chuyển

Cách này dùng khi bạn quá sợ Bé Hamster cắn nha. Khi bạn muốn đưa Hamster ra khỏi lồng để dọn vệ sinh hay làm gì đấy. Bé Hamster sẽ phản kháng lại khi chúng không thích, cắn bạn là cách mà chúng hay làm nhất để phòng thủ. Thay vì dùng tay thì bạn hãy dùng muỗng khi muốn bế Hamster ra ngoài nha. Khá là tiện và nhanh đúng không nào!

  • Ở cửa hàng thú cưng có bạn những loại muỗng này. Hoặc bạn có thể cắt cái chai làm đôi để sử dung nghen!

5 cách trên có giúp cho Bạn bỏ túi được gì không? Nhưng ngoài 5 cách này, Bé Hamster thích nhất vẫn là được bạn quan tâm, nói chuyện , dành nhiều thời gian cho chúng. Chúng cần được yêu thương, trò chuyện, vui chơi cùng các bạn nhiều hơn là cách bạn tạo khoảng cách với Bé nhé! Nhớ luôn cho Hamster thức ăn giúp hỗ trợ mài răng( bánh snack trái cây, phomai mài răng, bánh chó mèo,..) và các loại đá mài răng để cho Bé luôn khỏe mạnh khi không vướng víu những chiếc răng không nghe lời này nè! Nếu bạn biết cách phòng ngừa Hamster cắn vào tay khi chạm vào Ẻm thì nên chia sẻ cho nhiều người cùng nuôi Hamster biết với nghe! Chúc bạn và người bạn nhỏ của mình luôn vui vẻ nhé!

Bị Hamster cắn phải làm sao?

Bị Hamster cắn phải làm sao ?

Hamster là thú cưng thuần chủng nên chúng rất hiền và dễ chăm sóc. Nhưng đôi lúc có bạn chưa quen đã vội làm Bé hoảng sợ. Vì tự vệ nên Hamster thường dùng răng làm vũ khí phòng thân á. Vậy nên bạn đừng vội la mắng bé nghe. Mình giúp bạn xử lý khi bị Hamster cắn nhé!

 A. Cách phòng ngừa để không bị Hamster cắn bọn mình nha.

1.Vệ sinh tay sạch sẽ.

Vệ sinh tay sạch sẽ
Vệ sinh tay sạch sẽ

(  Dùng bao tay khi đưa tay vào lồng Hamster )  Hamster có một chiếc mũi “rất bén”. Chúng có thể nhận biết đâu là mùi quen thuộc, đâu là mùi lạ. Vậy nên trước bế Bé lên tay, bạn nhớ vệ sinh tay mình bằng xà bông và rửa lại với nước thật sạch đó nghe! Đôi lúc mình quên, mới cho Bé ăn xong lại muốn bế “Bé Bự” nhà mình lên chơi. Tại cái mũi “rất bén” mà Hamster tưởng tay mình là đồ ăn. Chúng liếm làm mình hơi nhột, còn cắn nhẹ vào ngón tay mình nữa chứ. Hamster thật tham ăn phải không nào !Đấy là do mình quen nên không bị Hamster cắn đau, nhưng bạn nào mới nuôi thì nhớ mang bao tay đó nha.

  • Hamster là thú cung rất mê ngủ, Bé hay cáu gắt khi ai chạm vào người khi ngủ. Nên bạn không nên đánh thức “chú cún nhỏ” này khi ngủ nghe. Nếu không Bé sẽ cắn bạn như thể hiện sự tức giận đấy heng!

 

2.Hamster luôn có đồ nhai để mài răng.

Đá mài răng
Đá mài răng

Bạn biết phải không, họ hàng nhà Hamster luôn có bộ răng không ngừng phát triển. Vậy nên bạn luôn để đồ mài răng như đá mài răng, gỗ, phô mai cứng,… hoặc các loại đồ ăn cứng cũng được nhá!

  • Ở các cửa hàng thú cưng có rất nhiều loại bánh mài răng dễ cho bạn lựa chọn cho Hamster nhà mình nghe!
  • Bạn cứ tưởng tượng Hamster sẽ ra sao khi có bộ răng quá dài, vướng víu đến khó chịu. Đây là cách mài răng Hamster thường xuyên và thông dụng nhất đó.

 

3.Làm vệ sinh lồng.

Vệ sinh sạch sẽ lồng
Vệ sinh sạch sẽ lồng

Mấy bạn nhớ thường xuyên vệ sinh lồng Hamster sạch sẽ nhá. Nhưng trước khi muốn dọn dẹp nhà ở của Bé. Nên để Hamster vào một cái hộp hay cái gì đấy mà khiến Bé không chạy lung tung. Vì nếu Bé ở ngoài một mình sẽ dễ bị các thú cưng khác ăn hiếp. Hoặc tiếng động lớn khiến Hamster giật mình có thể quay qua cắn bạn

  • Không để Hamster vào vật dụng gì khiến bạn không kiểm soát được.

4.Kiểm tra cơ thể Hamster.

Kiểm tra cơ thể Hamster
Kiểm tra cơ thể Hamster

Nếu Hamster bị thương hay có vấn đề về sức khỏe. Bé có thể hung hăng hơn, có thể cắn nếu bạn chạm vào người nó. Nếu bạn biết Hamster nhà mình bị thương thì nên tìm biện pháp chữa trị ngay lập tức. Nếu gần nhà có bác sĩ thú y thì mang Bé đi gặp bác sĩ liền nha.

  • Một số dấu hiệu khác cho thấy chuột của bạn bị thương bao gồm từ chối ăn, chảy máu, sưng, khập khiễng, khó thở, tiếng rít hoặc đau đớn, hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Giữ một mắt ra cho đuôi ướt, một căn bệnh nghiêm trọng. Nếu khu vực phía sau Hamster của bạn bị ướt và vẫn như vậy, bạn sẽ cần phải mang nó đến bác sĩ thú y. Đuôi ướt đến từ lồng không sạch, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên làm sạch lồng.

5. Hamster thay đổi môi trương mới.

Hamster thay đổi môi trường mới
Hamster thay đổi môi trường mới

Một trong những nguyên nhân khiến Hamster cắn bạn là do thay đổi môi trường sống. Nghe có vẻ lạ nhỉ, mình giải thích cho nghe nè: Khi bạn mới nhận nuôi Hamster từ cửa hàng thú cưng hay được ai tặng gì đấy. Và thay đổi môi trường sống của Hamster  bạn mang Bé từ ngôi nhà cũ sang ngôi nhà mới khiến “Bé Bự” cảm thấy không quen khiến tinh thần không thoải mái. Và đặc biệt đổi chủ nữa, chúng đã quen với mùi hương cơ thể Nên khi bạn muons bế Hamster thì nên đeo bao tay không là bị cắn đó nghe.

  • Khi mới mang Hamster về lồng mới. Nên để Bé một mình khoảng 3 đến 5 ngày cho chúng làm quen với môi trường xung quanh. Và không tạo ra tiếng ồn đó nghe!
  • Sau một vài ngày, bạn để tay gần lồng bé để ẻm ngủi thấy mùi hương trên cơ thể của bạn. Không nên thò tay vào chạm vào người Hamster. Hãy để gần đấy và xem Bé có bò lại gần bạn không nha. Thật bình tĩnh để không làm Hamster của bạn giật mình heng!
  • Sau khi đã quen với mùi hương trên cơ thể bạn, bạn có thể vuốt ve trên người Hamster. Nếu muốn bế Hamster lên thì nên để tay chụp từ trên lưng xuống. Đây là cách khiến bé không giật mình á nè. Nhẹ nhàng ôm gọn Hamster vào lồng bàn tay.

 

B.  Xử lý tình huống nếu bị Hamster cắn bạn.

1.Giữ bình tĩnh.

Giữ bình tĩnh
Giữ bình tĩnh

Nếu bạn bị Hamster cắn, đừng vội phản ứng quá mức để không kích động tới Bé. Không nên lắc hay la hét vào Hamster của bạn đâu nghe. Nó chỉ khiến cho Hamster nhà bạn giật mình và có thể cắn bạn thêm lần nữa đấy.

  • Khi bạn đang giữ Hamster đang cắn bạn, hãy từ từ hạ Bé vào lồng. Hamster sẽ nhẹ nhàng và trở lại bình thường với bạn. Nếu Bé vẫn không chịu Bỏ tay bạn ra, hãy từ từ nâng hàm của Hamster lên để lấy tay ra khỏi miệng của Bé nhá!

2.Lau vết thương.

Rửa vết thương
Rửa vết thương

Khi bị Hamster cắn, chắc chắn trên da bạn sẽ để lại vết răng của chúng. Tùy theo mức độ Hamster mà dấu răng sâu hay cạn. Nếu vết thương nhẹ, Bạn chỉ cần rửa vết thương bằng nước muối pha loãng hay nước sát trùng oxy Già để sát trùng rồi dung gạc băng vết thương lại là được nha.

  • Nếu vết thương quá sâu do răng Hamster áp mạnh vào da gây chảy máu quá nhiều. Hãy khử trùng vết thương và băng nhẹ lại rồi đến gặp bác sĩ để được kiểm tra an toàn hơn nha.

3.Băng cắt.

Băng bó vết thương
Băng bó vết thương

Sau khi đã làm sạch vết thương, để không muốn bị nhiễm trùng. Bạn nên dùng thuốc sát trùng để bôi lên vết thương và dùng một chiếc băng sạch để băng toàn bộ vết thương lại nha.

4.Theo dõi vết thương.

Theo dõi vết thương
Theo dõi vết thương

Cũng giống như các động vật khác, Hamster cắn cũng có thể truyền vi khuẩn qua người. nên chú ý các dấu hiệu sốt, đau, hay vết thương vẫn không lành. Có thể cái này hơi nghiêm trọng, bạn nên đén gặp bác sĩ ngay nhé!

  • Hamster rất ít khi gặp các vấn đề về truyền các bệnh dại như chuột đồng. Trừ khi khu vực bạn sống đang có dịch bệnh lan rộng. Khi bạn có nghi ngờ hamster mắc bệnh dại thì nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức nghe.

Không bao giờ lo lắng khi Hamster bị NẤM NGOÀI DA nữa.

Hamster nhà bạn bỗng một ngày thấy khó chịu, ngứa ngáy, gãi liên tục. Bạn thấy có nhiều lông rụng trên trong lồng. Trên người Hamster có những vết đỏ, những mảng lông bong ra,…. Đây là những dấu hiệu cho thấy Hamster bị nấm ngoài da rồi. Nếu bạn không xử lý kịp thời thì ảnh hưởng cho cả Bé Hamster và bạn nữa đấy nghen!

 Không bao giờ lo lắng khi Hamster bị NẤM NGOÀI DA nữa.

I.Tìm dấu hiệu bệnh nấm ngoài da ở Hamster.

1.Biểu hiện rụng lông.

Biểu hiện rụng lông
Biểu hiện rụng lông
Bạn chơi với Bé và phát hiện lông Hamster rụng trên tay mình rất nhiều. Nhìn Bé Hamster nhà bạn có vẻ khó chịu ngứa ngáy, dùng tay gãi liên tục trên người. Hay cáu có, kêu rên inh ỏi,… Ở trên người Hamster có những mảng lông bị tróc hay hói thì có lẽ Bé đã bị bệnh nấm ngoài da rồi đấy.

2.Theo dõi Hamster trong vài ngày đầu.

Theo dõi Bé trong vài ngày đầu
Theo dõi Bé trong vài ngày đầu
Nếu Bé cưng của bạn liên tục kêu vì ngứa quá. Chúng bắt đầu gãi, hay chà xát vết ngứa vào lồng để bớt ngứa. Bé bị nếm ngoài da khiến chúng rất khó chịu đấy.

3.Tìm vị trí vùng da bị nấm.

Tìm vị trí vùng da bị nấm
Tìm vị trí vùng da bị nấm
Bạn nên kiểm tra hết những chỗ Hamster có thể bị nấm trên cơ thể Bé. Dùng tay rẽ lông và thấy chỗ nào bị các mảng đỏ tròn hoặc da có vẩy, da màu vàng cũng có. Những mảng da bị nấm này rất nhỏ, có thể vài milimet hoặc cm thôi. Nên bạn tìm cho thật kĩ nha.

II.Cách trị nấm an toàn cho Hamster.

1.Điều trị cho Hamster khi bị nấm ngoài da.

Khi bị nấm
Khi bị nấm
Bé Hamster nhà bạn khi phát hiện ra nấm ngoài da thì nên liên hệ cửa hàng thú cưng để được tư vấn mua thuốc. Hoặc gần nhà bạn có cửa hàng thuốc tây để mua thuốc Bảy Màu nghe. Hoặc bạn có thể sử dụng dầu dừa thay thế thuốc cũng rất hiệu nghiệm nha.
  • B1: Mua thuốc trị nấm ngoài da.
  • B2 Dọn vệ sinh lồng sạch sẽ trước khi thoa thuốc cho Bé. Vì khi điều trị nấm ngoài da cho Hamster, lông và các mảng bong tróc trên da rơi ra rất nhiều nên bạn phải thường xuyên dọn vệ sinh lồng đó nha.
  • B3: Khi Hamster bị nấm ngoài da, Bé rất yếu nên Bạn không cần tắm xà bông cho Bé. Nếu bạn tắm nước nữa thì Bé đau và cảm thấy sợ hãi khi bôi thuốc.
  • B4: Dùng khăn làm ướt bộ lông của Bé, rồi dùng thuốc thoa toàn thân. Nếu Bé bị từng vùng da thì bôi thuốc từng vùng bị nấm thôi nghen. Khi dùng thuốc bạn nên bôi lên vết thương và thổi liên tục cho Bé. Sau đó, mang Bé Hamster vào chỗ mát và thoáng, không lót gì hết. Đợi khô hẳn mới lót chuồng lại bình thường nghe.
  • Bé Hamster nhà bạn có bộ lông quá dài thì nên cắt bớt để khi tắm hay bôi thuốc hiệu quả hơn nhé.
  • Khi dùng thuốc chống nấm cho Bé, nên làm ướt bộ lông rồi nhẹ nhàng thoa đều thuốc lên Hamster nhà bạn nha.

2.Sử dụng bao tay.

Sử dụng bao tay
Sử dụng bao tay
Bệnh nấm ngoài da ở Hamster có thể lây từ chuột qua người. Vậy nên hãy dùng bao tay khi chữa bệnh cho Hamster. Bao tay giúp bảo vệ bạn và Bé Hamster nữa. Nên càng kĩ càng tốt đó nghe!

3.Không chạm vào vùng da bị nấm.

Không chạm vào vùng da bị nấm
Không chạm vào vùng da bị nấm
Khi bạn thấy Hamster nhà bạn đang có những vùng da tấy đỏ, những mảng vảy bám quanh lông thì không chạm tay vào đấy. Vì như vậy vùng da đó rất dễ lây sang vùng da khác trên người Hamster nữa đấy nghe!

4.Rửa tay sau khi chạm vào vùng da bị nấm.

Rửa tay sau khi chạm vào vùng da bị nấm
Rửa tay sau khi chạm vào vùng da bị nấm
Sau khi bôi thuốc cho Hamster xong, bạn bỏ chiếc găng tay vừa dùng đi. Và rửa tay thật sạch với xà bong diệt khuẩn, chống nấm. Bạn nhớ làm thật kĩ từng ngón tay cho đến hết bàn tay nha. Rửa mặt thật sạch sau khi chạm vào Hamster bị nấm ngoài da nữa đấy.

5.Tách Hamster khỏi vật nuôi khác.

Tách Hamster ra khỏi vật nuôi khác
Tách Hamster ra khỏi vật nuôi khác
Bệnh nấm ngoài da rất dễ lấy lan từ vật nuôi này sang vật nuôi khác. Nếu Bé Hamster đang bị bệnh ở chung với các bạn khác thì nên tách chúng ra ngay và luôn. Nếu bạn không muốn lấy sang bạn bè của chúng. Đặc biệt khi có chó, mèo hoặc vật nuôi khác trong nhà thì nên cách ly càng nhanh càng tốt đấy.

Bạn đã sẵn sàng nuôi Hamster chưa?

Bạn đã sẵn sàng nuôi Hamster chưa?

1.Thuyết phục Ba Mẹ.

Thuyêt-phuc-ba-me
Thuyết phục Ba Mẹ.

Rất nhiều bạn muốn nuôi Hamster nhưng không được Ba Mẹ đồng ý. Bạn nên chứng minh trách nhiệm của mình khi nuôi Hamster bằng cách:

  • Đảm bảo kết quả học tập không bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tốt hơn khi có người bạn nhỏ Hamster bên cạnh.
  • Nhận thêm các công việc nhà như rửa chén, quét nhà, nhận thêm những nhiệm vụ nhỏ khác mà bạn có thể làm được.
  • Lên kế hoạch tiết kiệm tiền tiêu vặt của mình hằng ngày để chuẩn bị nuôi Hamster.

Chứng minh cho Ba Mẹ thấy mình bắt đầu tiết kiệm và thể hiện tinh thần trách nhiệm của bạn nha!

2.Không gian mát mẻ.

Nhà-ở-của-Hamster
Nhà ở của Hamster.

  Bé Hamster thường sống trong không gian thoảng mát, nhiệt độ nằm trong khoảng 20 đến 29 độ C. Tránh ánh nắng mắt trời chiếu trưc tiếp vào Hamster. Vậy nên không đặt lồng Hamster gần cửa sổ nhé!  

3.Chi phí khi nuôi một cặp Hamster.

Chi-phi-nuôi-Hamster
Chi phí nuôi Hamster.

Hamster là thú cưng thích sống bầy đàn, nên khi nuôi Hamster  bạn chọn 2 Bé ở cùng nhau bầu bạn nhé! Mỗi Bé Hamster có giá từ 50k đến 80k. Một lồng Hamster có giá từ 150k đến 500k. Ngoài ra, những vật dụng cần thiết cho Bé như: Lót chuồng, cát tắm, thức ăn chính, thức ăn bồi dưỡng, thưc ăn vặt, thuốc chữa bệnh các loại, mỗi loại có giá từ 10k đến 100k. Tối thiểu để nuôi Hamster nằm trong khoảng 500k nha mấy bạn!  

4.Vật dụng cần thiết khi nuôi Hamster.

vât-dung-cân-thiêt
Vật dụng cần thiết.

Để Hamster không chạy mất thì một chiếc lồng xinh xắn là không thể thiếu. Ngoài ra, Cát lót giúp Hamster không có mùi hôi và khộng bị tiêu chảy, Cát Tắm làm cho Bé luôn sạch sẽ và không rụng lông. Bình nước uống hằng ngày, Well là đồ chơi giúp Hamster tập thể dục, giảm mỡ ^^. Chén đựng thức ăn, nhà tắm,…

5.Bạn đã sẵn sàng chọn cho mình một đôi Hamster cho mình chưa?

chon-hamster
Chọn một đôi Hamster.

Bé Hamster rất nhỏ, vậy nên chúng chúng ở một góc nhỏ trong phòng bạn. Chúng trở thành người bạn thân, đợi bạn mỗi ngày đi học về. Là nơi giáp bạn giải tỏa những căng thẳng sau những ngày học mệt mỏi trên trường. Không thể cưỡng lại được sự đáng yêu với khuôn mặt  ngây thơ dù Hamster  có lớn hết cỡ đi nữa! Còn chần chừ gì nữa mà không rinh Bé Hamster về nhà mình đi nào!

Bất ngờ Hamster của bạn mang thai ngoài mong đợi.

Bạn được tặng một Bé Hamster cái đã mang thai mà không biết. Hoặc vô tình bạn ghép Bé cái với Bé đực ở chung với nhau trong thời gian dài. Thế là Hamster mang thai , cơ thể tròn và phình như quả lê ý. Hay một buổi sáng thức dậy bạn nghe tiếng kêu chít chít xung quanh Hamster cái nhà bạn. Không biết lý do như nào. Nhưng khi nhà Bạn có thêm thành viên mới như vậy, chúng ta phải học cách chăm sóc cho Mẹ và Bé con  đều an toàn trong giai đoạn quan trọng này nghe!

Bất ngờ Hamster của bạn mang thai ngoài mong đợi.

A. Những dấu hiệu Hamster mang thai như là.

  • Cơ thể tròn và bạn nhìn có cảm giác Bé mập lên vậy.
  • Hay cắn giấy hoặc những nguyên liệu mền thành một đống ở góc lồng.
  • Chạy quanh lồng như đang rất lúng túng ý nè.
  • Hay nổi cáu, gắt gỏng và có thể cắn bạn khi chạm vào người Bé cái.
  • Nếu có Bé đực ở chung. Bé cái có thể cắn Bé đực tới chảy máu. Nặng hơn có thể cắn chết Bé Đực luôn đấy mấy bạn à.

 

B. Cách xử lý Hamster mang thai bất ngờ.

I.Giữ cho Bé Mẹ bình tĩnh.

1.Làm cho người Mẹ cảm thấy an toàn.

Giữ Bé nơi an toàn
Giữ Bé nơi an toàn

Khi bạn phát hiện ra Hamster mang thai thì cũng gần tới ngày sinh của Bé rồi. Vì Hamster mang thai thường tăng cân rất ít nên khó phát hiện. Và đặc biệt là Hamster mang thai  ngoài ý muốn nữa chứ. Vậy nên mình sẽ chia sẽ cách giúp Bạn chăm sóc cả Mẹ và con sau khi sinh nhé! Sau quá trình Hamster sinh con, Bé Mẹ rất mệt mỏi và cảm thấy đuối sức sau lần vượt cạn như vậy. Bạn phải tạo điều kiện an toàn nhất có thể bằng những cách sau đây nè:

  • Sau khi sinh, Bạn mang Hamster Mẹ vào nơi yên tĩnh và ánh sáng rất nhẹ. Vì Bé Mẹ rất căng thẳng khi có ánh sáng mạnh chiếu vào, giật mình vì những tiếng ồn lớn. Bạn nhớ kĩ bước này nghe, nếu không Hamster Mẹ sẽ ăn con của mình đấy.
  • Không cho những thú cưng khác ở gần lồng Hamster Mẹ và nhớ tách Bé đực ra lồng riêng.
  • Đặt lồng vào nơi có ít ánh sáng nhất.
  • Dùng tấm vải che xung quanh lồng Hamster Mẹ để chúng được có cảm giác an toàn và không nhìn thấy vật gì xung quanh mình. Bóng tối sẽ khiến Hamster giảm căng thẳng rất nhiều á nghen!

2.Thêm khăn giấy vệ sinh vào lồng.

Thêm khăn giấy vào nhà cho Bé
Thêm khăn giấy vào nhà cho Bé

Bạn để thêm khăn giấy hoặc giấy vệ sinh không mùi vào lồng Hamster mẹ. Nhưng bạn nhớ để nhẹ nhàng và không làm Hamster Mẹ giật mình đó nghe. Bé Mẹ sẽ tự xé giấy và lót quanh tổ mình để tăng thêm sự thoải mái và ấm áp hơn. Nếu Hamster mẹ cảm thấy môi trường xung quanh không ổn, Nó sẽ ăn con mình như kiểu bảo vệ đàn con vậy.

  • Không sử dụng những loại lông nhân tạo làm lót chuồng khi Hamster sinh con nhá. Nguy hiểm tới Hamster con đấy nghe.

3.Giữ Hamster yên tĩnh trong 2 tuần đầu tiên.

Giữ Hamster trong 2 tuần đầu
Giữ Hamster trong 2 tuần đầu

Trong lúc này, Bạn không nên đến gần lồng Hamster nha. Bé Mẹ cảm thấy khó chịu khi bị bạn làm phiền. Khi có ngửi thấy mùi hương lạ, Bé Mẹ sẽ ăn con mình. Bạn không hiểu tại sao khi Hamster Mẹ hay ăn con mình như vậy. Nhưng thực chất đây là cách Hamster Mẹ bảo vệ con mình đấy. Nghe lạ phải không nào nhưng khi Bé Mẹ thấy những dấu hiệu bất ổn ở xung quanh mình. Chúng sẽ giấu con vào miệng, như muốn che chở và đưa con vào nơi an toàn nhất. Nhưng đây cũng là cái mà Hamster Mẹ vô tình khiến Hamster Baby nghẹt thở và chết trong miệng Mẹ. Không có người Mẹ nào muốn ăn con mình đâu bạn nghe. Nên quá trình sau sinh này bạn phải cẩn thận từng bước và không gây rối với Hamster Mẹ để không xảy ra những điều đáng tiếc vậy nhé!

  • Đặc biệt, không vệ sinh, lau dọn lồng trong 2 tuần sau sinh. Nếu bạn thấy những dấu hiệu mang bầu mình liệt kê ở trên thì nên dọn chuồng trước ngày Hamster sinh con đi nha.
  • Không chạm vào Hamster con vì người Mẹ sẽ ngửi thấy mùi hương lạ sẽ ăn con mình nữa đó.

II. Chăm sóc cho Hamster Mẹ và con.

1.Dinh dưỡng cho Hamster Mẹ.

Thức ăn dinh dưỡng
Thức ăn dinh dưỡng

Dinh dưỡng rất quan trọng cho Bé Mẹ trong khoảng thời gian nuôi con như thế này. Ngoài thức ăn chính mà Bé Mẹ vẫn ăn hằng ngày. Bạn nên cho Bé ăn nhiều thức ăn giàu Protein như: Cám trứng, Phô mai,Yến mạch, Hạt kê, Mè đen, Sâu khô,… Ngoài ra nên cho Bé Mẹ ăn thêm các loại rau để cung cấp nhiều vitamin như cà rốt, dâu tây, táo, xà lách, khoai lang, bông cái, bí ngô,rau chân vịt,…Nhưng nên cho ăn ít, khoảng 2 lần trên một tuần thôi nghe! Nhiều quá Bé sẽ bị tiêu chảy, sẽ rất khó điều trị vì không thể dùng thuốc được. Nếu bị tiêu chảy thì cho Bé ăn mè đen hoặc coffee đen, chúng có tác dụng chữa tiêu chảy.

  • Để thức ăn xung quanh Hamster, Bé sẽ tự mang vào tổ mình khi ăn.
  • Dùng chén đựng thức ăn ở dạng thấp cho Hamster Mẹ dễ lấy thức ăn mà không mất sức. Bình nước thì hạ thấp xuống nữa nha.
  • Để Hamster ăn hết thức ăn cũ rồi mới để thức ăn mới vào. Vì thức ăn để lâu sẽ bị mốc và bốc mùi. Đặc biệt là những loại thức ăn tươi như trái cây hay rau sống.

2.Cho Hamster con ăn dặm.

Cho Hamster con ăn dặm
Cho Hamster con ăn dặm

Sau khoảng 7 hay 8 ngày, Hamster con có thể di chuyển, chúng bắt đầu bò quanh chiếc lồng của mình rồi đó. Trong lúc này, bạn nên để các loại thức ăn như đậu hũ, cám trứng, phô mai, ít rau xanh,…Bé con sẽ bò xung quanh để tập ăn dặm.

  • Cốm gạo là lựa chọn tốt nhất cho những thiên thần nhỏ này. Vì cốm gạo rất mềm và xốp.
  • Không để quá nhiều thức ăn như cám trứng, phô mai vào lồng. Vì những loại này rất dễ kích thích kiến vào chuồng của Bé. Nên bạn cho một lượng ít đủ cho Mẹ và Bé ăn trong buổi đấy thôi nhé!

3.Tách Hamster con.

Tách Hamster con
Tách Hamster con

Sau 2 tuần, Bé Hamster con đã có thể mở mắt, và rất nhanh nhẹn. Lúc này, bạn có thể vệ sinh và làm sạch lồng. thay lại cát lót, cát tắm,…Nên dùng muỗng để di chuyển Hamster con khi vệ sinh lồng. Nên dùng bao tay để đưa Hamster mẹ ra khỏi lồng. Như vậy không để lại bất cứ mùi hương nào trên cơ thể chúng.   Đến tuần thứ 4, Hamster bắt đầu có thể tách khỏi Mẹ mình rồi. Lúc này Bé con bắt đầu tự sống độc lập được rồi nha mấy bạn. Bé rất năng động hay chạy xung quanh lồng, bây giờ Bé đã ăn được hết những loại thức ăn như Hamster Mẹ vậy.   Dù Hamster mang thai ngoài sự bất ngờ của bạn. Nhưng chúng ta lại có thêm thành viên mới nữa rồi phải không. Hãy chăm sóc chúng cho đến khi chúng đủ ngày tuổi có thể sống không cần Mẹ nữa. Bạn nên xem mình có nuôi hết đàn Hamster con không. Nếu có thì tốt quá. Nếu không thì tìm người cho bớt đi nha.   Nhưng vẫn luôn cho chúng cuộc sống thiệt tốt nhé! Chúc các bạn luôn có tình yêu đẹp với mấy Bé quý tử nha!

Bạn có đang gặp rắc rối khi Hamster bị tiêu chảy không?

Và bạn bắt đầu thấy rằng Hamster là một trong những thứ cưng khá khỏe mạnh phải không? Nhưng đôi lúc vì một số nguyên nhân khiến Hamster của bạn bị tiêu chảy. Nếu bạn không biết cách khắc phục sớm, Bé sẽ kiệt sức và nguy hiểm hơn sẽ có những cái chết đáng tiếc xảy ra. Hamster bị tiêu chảy là bệnh hay gặp phải khi bạn cho Bé ăn qua nhiều rau củ quả hoặc không thường xuyên vệ sinh đồ dùng hay lồng của Hamster. Bạn có muốn biết cách khắc phục tình trạng này không?

Bạn có đang gặp rắc rối khi Hamster bị tiêu chảy không ?

Hamster thường rất khỏe mạnh sức đề kháng khá tốt. Tuy nhiên, Bé có thể bị tiêu chảy do một vài nguyên nhân như cho ăn rau quá nhiều. Nếu Bé có dấu hiệu bị tiêu chảy (phân mềm, ướt ở đuôi, phân màu sáng), bạn nên chữa bệnh tiêu chảy cho bé. Hãy bắt đầu với chế độ ăn và làm sạch chuồng để ngăn ngừa vi khuẩn và loại bỏ các tác nhân gây tiêu chảy cho Bé nhé.

A. Nguyên nhân dẫn đến Hamster bị tiêu chảy:

Xem biểu hiện của Bé
Xem biểu hiện của Bé

Đầu tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới Hamster bị tiêu chảy nhé!

  •  Do Hamster không được ở trong môi trường sống sạch sẽ, các lót, cát tắm, ít được thay thường xuyên ( 2 – 3 ngày )
  • Đồ Chơi lâu ngày bám bẩn, không được vệ sinh. Thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
  • Không thường xuyên vệ sinh bình nước, các vật dụng hằng ngày của Bé cưng ( vòi nước cũng cần được rửa, xúc kỹ )
  •  Thường các Bé Hamster vô cùng thích các loại rau củ quả, Bạn mà cho là Bé sẽ không hề từ chối. Nhưng điều này sẽ không tốt cho Bé. Ăn Nhiều Rau, Củ, Quả, Carot, Phomai thường bị oxy hóa.
  •  Hamster rất thích được một giấc ngủ sâu và an toàn, Bé rất dễ bị stress mỗi khi bị giật mình do tiếng động mạnh, làm phiền giấc ngủ, bị bế chơi liên tục khi đã mệt hoặc không muốn… Nhất là khi mới rước Bé về nhà, Bé chưa quen với mình. Nếu thật sự thương Bé, chúng ta nên tiếp cận, làm quen nhẹ nhàng với Bé, nếu chưa cho bế, có thể qua một hai ngày quen dần, Bạn hãy bế thì lúc đó tha hồ chơi đùa với Bé nghen ! Đôi lúc mình vô tình khiến Bé Hamster bi stress là điều không đáng có nghe mấy bạn!

B.Cách chữa trị cho Bé Hamster bị tiêu chảy:

I.Chuyển sang chế độ ăn thông thường.

1.Không cho bé ăn các loại rau củ tươi.

Không cho Bé ăn nhiều rau
Không cho Bé ăn nhiều rau tươi.

Với một lượng nhỏ thì rau củ rất tốt và có thể cung cấp dưỡng chất cho Bé. Trong rau củ có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu và có nhiều nước giúp Hamster cân bằng lượng nước trong cơ thể. Nhưng ăn quá nhiều rau củ có thể dẫn đến Hamster bị tiêu chảy. Để điều trị bệnh tiêu chảy, đầu tiên bạn phải loại bỏ rau củ ra khỏi thực đơn của Bé. Cho Bé cưng ăn thức ăn khô, các loại hạt và bột ngũ cốc nhé! Thức ăn hạt và viên chứa rất nhiều dưỡng chất. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng sợ Bé thiếu chất khi thực đơn của Bé chỉ có toàn đồ ăn khô nhé!

2.Cho Bé uống nước mát.

Cho Bé nước mát
Cho Bé nước mát

Như chúng ta, Bé Hamster sẽ bị mất nước khi tiêu chảy. Vậy nên bạn nhớ cho Hamster nước mát và sạch để uống bù lượng nước mất đi nhé. Nếu Hamster không thể uống nước được thì bạn nên cho Bé uống nước bằng ống nhỏ giọt nhé!

  • Cho Bé uống từng giọt nước mát. Giữ Bé trên tay (vừa phải thui không là bé khó chịu nha) đưa ống vào góc miệng và nhỏ nước vào miệng cho Hamster  heng!
  • Tùy vào kích thước của Bé mà bạn nên cho Bé uống lượng nước phù hợp nghe!

3.Cho Hamster ăn rau trở lại.

Cho Hamster ăn rau trở lại
Cho Hamster ăn rau trở lại

Sau vài ngày chữa bệnh thì Hamster của bạn sẽ khỏi. Nhưng đừng cho Bé ăn rau lại sớm. Hãy để Bé Hamster hồi phục hoàn toàn và chờ thêm vài tuần trước khi cho Bé ăn rau trở lại. Cho bé ăn rau với kích thước nhỏ cỡ trái nho khô là vừa nhé. Và ăn rau vài ngày 1 lần là đủ với bé rồi.

4.Kiểm tra cơ thể Bé thường xuyên.

Kiểm tra răng Bé thường xuyên
Kiểm tra răng Bé thường xuyên

Với những trường hợp tiêu chảy bình thường. Hamster sẽ khỏe lại sau một vài ngày chữa bệnh (không bị đơ hay biếng ăn). Tuy nhiên, nếu bị tiêu chảy nặng, Bé sẽ không thể khỏe lại sau một vài ngày. Nếu  trường hợp này sảy ra, bệnh tiêu chảy sẽ trở nên tồi tệ hơn (mắt buồn và trũng, xù lông, giảm cân). Tiêu chảy nặng là một triệu chứng của bênh ướt đuôi, đây là một loại bệnh rất nghiêm trọng với Hamster. Nếu Hamster bị tiêu chảy, hãy điều trị cho Bé ngay lập tức.

II.Kiểm tra môi trường sống của Hamster

1.Giữ lồng ở nơi thoáng mát.

Cho Bé lồng thoáng mát
Cho Bé lồng thoáng mát

Khi Hamster bị tiêu chảy, hãy giữ lồng Bé ở nơi thoáng mát (21-290 C). Nóng quá Bé sẽ khó chịu và dễ bị shock nhiệt

2.Dọn sạch chuồng cho Bé Hamster.

Dọn lồng sạch sẽ
Dọn lồng sạch sẽ

Khi Bé bị tiêu chảy hoặc ướt đuôi. Lồng của Bé sẽ chứa rát nhiều vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Dọn chuồng cho Bé sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây bệnh và giúp Hamster nhanh khỏe mạnh hơn.

  • Mỗi ngày bạn nên rửa chén ăn, bình nước với xà phòng và nước sạch. Rửa nước xả thẳng từ vòi và sau đó để khô. Rồi mới cho thức ăn lại cho Bé nghe!.
  • Thay đổi lót chuồng từ 2-3 ngày. Nên lựa chọn cát lót sẽ sạch hơn giấy và mùn cưa( cát sand, cát buddy…)
  • Mỗi lần một tuần, bạn nên rửa chuồng bằng nước sạch. Rửa sạch cả đồ chơi của Bé, phơi khô và để lại như cũ nhé!

3.Loại bỏ thức ăn thừa.

Dọn những thức ăn thừa
Dọn những thức ăn thừa

Mỗi ngày, bạn nên kiểm tra lại lượng thức ăn thừa của Bé. Bỏ thức ăn này đi trước khi cho thức ăn mới vào nhé. Vì lượng thức ăn thừa nếu bị hư sẽ giúp nấm mốc và vi khuẩn phát triển khiến bé dễ dàng bị bệnh. Hamster rất sạch sẽ, chúng có thể tự tắm, đi vệ sinh hằng ngày. Nhưng điều đáng lo ở đây là chúng không thể nào thay lồng và vệ sinh dụng cụ cá nhân của mình hằng ngày được. Vậy nên bạn hãy giúp người bạn nhỏ này vệ sinh thường xuyên nhé. Đây cũng là cách hạn chế những nguyên nhân gây mần bệnh ảnh hưởng đến Hamster nhà bạn đấy! Khi Hamster bị tiêu chảy, Bạn nên mua thuốc tiêu chảy Diarrhea Allay ở cửa hàng thú cưng cho Bé. Bạn có thể cho Bé Hamster uống phòng ngừa mỗi tuần/1 giọt. Như vậy đảm bảo sức khỏe cho Bé hơn nghen! Chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc bên người bạn nhỏ của mình nghen!