Lưu trữ thẻ: Chăm Sóc Hamster

Bất ngờ Hamster của bạn mang thai ngoài mong đợi.

Bạn được tặng một Bé Hamster cái đã mang thai mà không biết. Hoặc vô tình bạn ghép Bé cái với Bé đực ở chung với nhau trong thời gian dài. Thế là Hamster mang thai , cơ thể tròn và phình như quả lê ý. Hay một buổi sáng thức dậy bạn nghe tiếng kêu chít chít xung quanh Hamster cái nhà bạn. Không biết lý do như nào. Nhưng khi nhà Bạn có thêm thành viên mới như vậy, chúng ta phải học cách chăm sóc cho Mẹ và Bé con  đều an toàn trong giai đoạn quan trọng này nghe!

Bất ngờ Hamster của bạn mang thai ngoài mong đợi.

A. Những dấu hiệu Hamster mang thai như là.

  • Cơ thể tròn và bạn nhìn có cảm giác Bé mập lên vậy.
  • Hay cắn giấy hoặc những nguyên liệu mền thành một đống ở góc lồng.
  • Chạy quanh lồng như đang rất lúng túng ý nè.
  • Hay nổi cáu, gắt gỏng và có thể cắn bạn khi chạm vào người Bé cái.
  • Nếu có Bé đực ở chung. Bé cái có thể cắn Bé đực tới chảy máu. Nặng hơn có thể cắn chết Bé Đực luôn đấy mấy bạn à.

 

B. Cách xử lý Hamster mang thai bất ngờ.

I.Giữ cho Bé Mẹ bình tĩnh.

1.Làm cho người Mẹ cảm thấy an toàn.

Giữ Bé nơi an toàn
Giữ Bé nơi an toàn

Khi bạn phát hiện ra Hamster mang thai thì cũng gần tới ngày sinh của Bé rồi. Vì Hamster mang thai thường tăng cân rất ít nên khó phát hiện. Và đặc biệt là Hamster mang thai  ngoài ý muốn nữa chứ. Vậy nên mình sẽ chia sẽ cách giúp Bạn chăm sóc cả Mẹ và con sau khi sinh nhé! Sau quá trình Hamster sinh con, Bé Mẹ rất mệt mỏi và cảm thấy đuối sức sau lần vượt cạn như vậy. Bạn phải tạo điều kiện an toàn nhất có thể bằng những cách sau đây nè:

  • Sau khi sinh, Bạn mang Hamster Mẹ vào nơi yên tĩnh và ánh sáng rất nhẹ. Vì Bé Mẹ rất căng thẳng khi có ánh sáng mạnh chiếu vào, giật mình vì những tiếng ồn lớn. Bạn nhớ kĩ bước này nghe, nếu không Hamster Mẹ sẽ ăn con của mình đấy.
  • Không cho những thú cưng khác ở gần lồng Hamster Mẹ và nhớ tách Bé đực ra lồng riêng.
  • Đặt lồng vào nơi có ít ánh sáng nhất.
  • Dùng tấm vải che xung quanh lồng Hamster Mẹ để chúng được có cảm giác an toàn và không nhìn thấy vật gì xung quanh mình. Bóng tối sẽ khiến Hamster giảm căng thẳng rất nhiều á nghen!

2.Thêm khăn giấy vệ sinh vào lồng.

Thêm khăn giấy vào nhà cho Bé
Thêm khăn giấy vào nhà cho Bé

Bạn để thêm khăn giấy hoặc giấy vệ sinh không mùi vào lồng Hamster mẹ. Nhưng bạn nhớ để nhẹ nhàng và không làm Hamster Mẹ giật mình đó nghe. Bé Mẹ sẽ tự xé giấy và lót quanh tổ mình để tăng thêm sự thoải mái và ấm áp hơn. Nếu Hamster mẹ cảm thấy môi trường xung quanh không ổn, Nó sẽ ăn con mình như kiểu bảo vệ đàn con vậy.

  • Không sử dụng những loại lông nhân tạo làm lót chuồng khi Hamster sinh con nhá. Nguy hiểm tới Hamster con đấy nghe.

3.Giữ Hamster yên tĩnh trong 2 tuần đầu tiên.

Giữ Hamster trong 2 tuần đầu
Giữ Hamster trong 2 tuần đầu

Trong lúc này, Bạn không nên đến gần lồng Hamster nha. Bé Mẹ cảm thấy khó chịu khi bị bạn làm phiền. Khi có ngửi thấy mùi hương lạ, Bé Mẹ sẽ ăn con mình. Bạn không hiểu tại sao khi Hamster Mẹ hay ăn con mình như vậy. Nhưng thực chất đây là cách Hamster Mẹ bảo vệ con mình đấy. Nghe lạ phải không nào nhưng khi Bé Mẹ thấy những dấu hiệu bất ổn ở xung quanh mình. Chúng sẽ giấu con vào miệng, như muốn che chở và đưa con vào nơi an toàn nhất. Nhưng đây cũng là cái mà Hamster Mẹ vô tình khiến Hamster Baby nghẹt thở và chết trong miệng Mẹ. Không có người Mẹ nào muốn ăn con mình đâu bạn nghe. Nên quá trình sau sinh này bạn phải cẩn thận từng bước và không gây rối với Hamster Mẹ để không xảy ra những điều đáng tiếc vậy nhé!

  • Đặc biệt, không vệ sinh, lau dọn lồng trong 2 tuần sau sinh. Nếu bạn thấy những dấu hiệu mang bầu mình liệt kê ở trên thì nên dọn chuồng trước ngày Hamster sinh con đi nha.
  • Không chạm vào Hamster con vì người Mẹ sẽ ngửi thấy mùi hương lạ sẽ ăn con mình nữa đó.

II. Chăm sóc cho Hamster Mẹ và con.

1.Dinh dưỡng cho Hamster Mẹ.

Thức ăn dinh dưỡng
Thức ăn dinh dưỡng

Dinh dưỡng rất quan trọng cho Bé Mẹ trong khoảng thời gian nuôi con như thế này. Ngoài thức ăn chính mà Bé Mẹ vẫn ăn hằng ngày. Bạn nên cho Bé ăn nhiều thức ăn giàu Protein như: Cám trứng, Phô mai,Yến mạch, Hạt kê, Mè đen, Sâu khô,… Ngoài ra nên cho Bé Mẹ ăn thêm các loại rau để cung cấp nhiều vitamin như cà rốt, dâu tây, táo, xà lách, khoai lang, bông cái, bí ngô,rau chân vịt,…Nhưng nên cho ăn ít, khoảng 2 lần trên một tuần thôi nghe! Nhiều quá Bé sẽ bị tiêu chảy, sẽ rất khó điều trị vì không thể dùng thuốc được. Nếu bị tiêu chảy thì cho Bé ăn mè đen hoặc coffee đen, chúng có tác dụng chữa tiêu chảy.

  • Để thức ăn xung quanh Hamster, Bé sẽ tự mang vào tổ mình khi ăn.
  • Dùng chén đựng thức ăn ở dạng thấp cho Hamster Mẹ dễ lấy thức ăn mà không mất sức. Bình nước thì hạ thấp xuống nữa nha.
  • Để Hamster ăn hết thức ăn cũ rồi mới để thức ăn mới vào. Vì thức ăn để lâu sẽ bị mốc và bốc mùi. Đặc biệt là những loại thức ăn tươi như trái cây hay rau sống.

2.Cho Hamster con ăn dặm.

Cho Hamster con ăn dặm
Cho Hamster con ăn dặm

Sau khoảng 7 hay 8 ngày, Hamster con có thể di chuyển, chúng bắt đầu bò quanh chiếc lồng của mình rồi đó. Trong lúc này, bạn nên để các loại thức ăn như đậu hũ, cám trứng, phô mai, ít rau xanh,…Bé con sẽ bò xung quanh để tập ăn dặm.

  • Cốm gạo là lựa chọn tốt nhất cho những thiên thần nhỏ này. Vì cốm gạo rất mềm và xốp.
  • Không để quá nhiều thức ăn như cám trứng, phô mai vào lồng. Vì những loại này rất dễ kích thích kiến vào chuồng của Bé. Nên bạn cho một lượng ít đủ cho Mẹ và Bé ăn trong buổi đấy thôi nhé!

3.Tách Hamster con.

Tách Hamster con
Tách Hamster con

Sau 2 tuần, Bé Hamster con đã có thể mở mắt, và rất nhanh nhẹn. Lúc này, bạn có thể vệ sinh và làm sạch lồng. thay lại cát lót, cát tắm,…Nên dùng muỗng để di chuyển Hamster con khi vệ sinh lồng. Nên dùng bao tay để đưa Hamster mẹ ra khỏi lồng. Như vậy không để lại bất cứ mùi hương nào trên cơ thể chúng.   Đến tuần thứ 4, Hamster bắt đầu có thể tách khỏi Mẹ mình rồi. Lúc này Bé con bắt đầu tự sống độc lập được rồi nha mấy bạn. Bé rất năng động hay chạy xung quanh lồng, bây giờ Bé đã ăn được hết những loại thức ăn như Hamster Mẹ vậy.   Dù Hamster mang thai ngoài sự bất ngờ của bạn. Nhưng chúng ta lại có thêm thành viên mới nữa rồi phải không. Hãy chăm sóc chúng cho đến khi chúng đủ ngày tuổi có thể sống không cần Mẹ nữa. Bạn nên xem mình có nuôi hết đàn Hamster con không. Nếu có thì tốt quá. Nếu không thì tìm người cho bớt đi nha.   Nhưng vẫn luôn cho chúng cuộc sống thiệt tốt nhé! Chúc các bạn luôn có tình yêu đẹp với mấy Bé quý tử nha!

TẮM CHO HAMSTER DỄ NHƯ CHƯA TỪNG ĐƯỢC DỄ

Chỉ tắm cho Hamster khi bạn thực sự thấy Bé dính bẩn. Nhưng Hamster không giống thú cứng khác, Bé cưng phải được tắm bằng  cách…

TẮM CHO HAMSTER DỄ NHƯ CHƯA TỪNG ĐƯỢC DỄ

Trong khi đọc phần mở đầu của bài viết này, bạn hẵn nhận ra rằng, Hamster có cách tắm ở chế độ riêng biệt. Không giống những thú cưng khác, Hamster không nên tắm với nước ( nước nóng và nước lạnh). Bạn thấy Bé Hamster có mùi hôi xuất phát từ đâu. Không chừng từ căn phòng của bạn ở đấy [^_^].

I.Một số phương pháp tắm cho Hamster :

1. Không tắm nước cho Hamster khi  cần thiết.

Tránh không tắm cho Hamster nếu có thể
Tránh không tắm cho Hamster nếu có thể
Thường ngày, Hamster sẽ làm sạch cơ thể mình bằng cát tắm. Nhưng đôi lúc bạn phải tắm cho Hamster bằng nước ( hạn chế tắm nước). Vì Bé lỡ dính vật gì vào lông, hay dơ quá mới tắm nghe!
  • Cơ thể Hamster rất nhỏ, đặc biệt những bé dưới 6 tuần tuổi nữa. Chúng có sức đề kháng yếu. Nên hạn chế tắm nước, Bé dễ bệnh, cảm, đau bụng, tiêu chảy,…Càng hạn chế tắm với nước nghe!
  • Trong khi giao phối, Hamster cái cũng có thể có các mùi khác khi chúng nóng

2.Thường xuyên làm sạch lồng Hamster.

Thường xuyên làm sạch lồng Hamster
Thường xuyên làm sạch lồng Hamster
Cách tốt nhất để Hamster không có mùi là thường xuyên làm sạch lồng của bé. Trước khi tắm, bạn nên vệ sinh phòng của bạn và xem mùi hôi có cải thiện không.
  • Kiểm tra tất các khu vực có thể có mùi hằng ngày và thay tất cả cát lót hàng tuần.

3.Đảm bảo rằng Hamster của bạn cần nhà tắm .

Nhà tắm cho Bé Hamster
Nhà tắm cho Bé Hamster
Trong lồng của Bé luôn có nhà tắm, Chúng thường hay lăn mình, cuộn tròn vào đấy như massa cơ thể, tắm, vệ sinh cá nhân như bạn vẫn thường xuyên tắm hằng ngày. chỉ có điều chúng tắm với cát thôi. Nên 3 ngày bạn thay cát tắm 1 lần nha! Tắm cho Hamster  là khi trên bộ lông của chúng dính thứ gì gây độc hại. Ví dụ như trên bộ lông xinh đẹp dính cái gì đó  hay cái đó khiến Hamster bị nghẹt thở nếu bé cố gắng tự vệ.

4.Hãy thử tắm với cát trước:

 
Cho Bé tắm với cát trước
Cho Bé tắm với cát trước
Nếu Hamster của bạn không lo sợ, một bồn tắm cát là đủ với Ẻm. Hamster sẽ cuộn xung quanh và những bụi bẩn tự nhiên sẽ rơi ra.
  • Mua cát hamsu ở cửa hàng vật nuôi và để vào một cái bát nhỏ cho Hamster nhà bạn.
  • Hãy chắc chắn là mua cát không bụi vì bụi có thể gây ra các vấn đề hô hấp cho Hamster nhà bạn.
  • Nếu bạn để cát thường xuyên trong lồng , hãy kiểm tra nó hằng ngày như Hamster của bạn sử dụng nó như một rác thải.

5.Không tìm được cách giải quyết vấn để.

Cắt bỏ phần dính vào lông Bé
Cắt bỏ phần dính vào lông Bé.
Ví dụ như bé bị dính kẹo cao su, bạn chỉ có cách cắt bỏ nó ra.

II.Sử dụng vải ấm để tắm cho Hamster.

1.Đổ nước cùng với cát cùng một lúc.

Đổ cát với nước vào nhà tắm
Đổ cát với nước vào nhà tắm
Thêm một giọt mùi gội đầu thú cưng. Làm ướt một chiếc khăn trong chậu. Nếu có bọt hay nhiều chất bọt, bạn đã sử dụng quá nhiều dầu gội Đưa Bé vô nhà tắm, dung khăn làm ướt toàn bộ lông Bé. Không để nước làm ướt mặt và đầu Hamster nghe( Bé dễ bệnh khi bị ướt mặt và đầu).

2.Lau bộ Hamster của bạn bằng vải.

Lau khô lông cho Bé bằng khăn vải
Lau khô lông cho Bé bằng khăn vải
Rất cẩn thận chà theo bộ lông của bé theo như cách bạn bạn đang vuốt ve nó vậy.

3.Lau sạch Hamster của bạn bằng khăn sạch, mềm , khô.

Lau sạch bằng khăn mềm
Lau sạch bằng khăn mềm
Nhẹ nhàng lau hamster của bạn với một chiếc khăn rất mền theo hướng lông của nó để loại bỏ nước ẩm ướt.

4.Đặt hamster của bạn trở lại trong lồng của nó .

Để Bé về lồng
Để Bé về lồng
Hãy chắc chắn rằng lông sạch sẽ và mát. Và có thể bạn đặt chiếc lồng qua chỗ hơi nóng hơn bình thường một tí nếu có thể. Hãy đảm bảo rằng không có không khí lạnh cho Bé. Quan trọng ở đây là Bạn phải thay cát tắm thường xuyên cho Bé. Khi thấy cát tắm chuyển sang màu Vàng hoặc có mùi hôi thì Bạn phải thay liền cho ” Nó”, không lại bệnh ra đấy cho mà xem. Vì Hamster hay đi vệ sinh vào cát tắm nên chúng đã bẩn và dính nhiều nước tiểu rồi. Mà Hamster rất khó chịu khi ngửi mùi nước tiểu của mình nữa.  Nên chúng sẽ gặp nhiều bệnh do Bạn lười thay cát tắm đó nghen!

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà

Sau khi chọn được một ( hai ) Bé Hamster dễ thương để rước về nhà, việc đầu tiên chúng ta cần làm là gì ? … háo hức và bắt đầu “dàn trận” cùng Người Bạn Mới Hamster.

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà

Tất nhiên là vô cùng háo hức và bắt đầu “dàn trận” cùng Người Bạn Mới Hamster. Có Bạn không kiềm được lòng, liền mở nắp hộp ra và muốn Bế Bé lên tay ngay lặp tức ^^ . Nhưng khoan, Bạn đừng làm như vậy nghen ! Sẽ làm Bé lại hốt hoảng lần nữa sau khi bị di chuyển một quảng đường dài từ Shop về đến Nhà của Bạn. Với Bé đó đã là một sự thay đổi đột ngột, và điều lúc này là Bé Hamster cần một chỗ yên ổn, cho Bé cảm giác an toàn. Vậy nên, yêu Bé Hamster Cưng, chúng ta cùng bắt đầu theo từng bước nhé !

1. Chọn Nơi Để Lồng Hamster Hợp Lí :

Hãy dạo quanh nhà 1 lần nữa, và lần này hãy để Ý xem Nhà Bạn nơi nào đủ những điều kiện lý tưởng sau đây: Không khí thoáng mát, ít tiếng ồn mạnh làm Bé giật mình, không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Hãy đừng chọn cửa sổ, bởi Bạn nghĩ nơi đó mát, nhưng rất nhiều Bạn đã lỡ quên để luôn lồng Bé nơi đó khi trời bắt đầu trưa dần và kết quả là Các Bé Hamster phải đón nhận tất cả các tia nắng gắt chiếu trực tiếp vào mình. Điều này khiến Bé hoàn toàn có thể sốc nhiệt, và tử vong, và không tốt trong quá trình chăm sóc hamster, Bạn nhớ nhé ! Có một số Bạn cho cả Lồng của Bé vào phòng riêng của mình và trong đó bạn cũng bật máy lạnh : Điều này sẽ tốt nếu độ lạnh không quá cao ( từ 20 đến 23º là hợp lý ) nhưng hãy đảm bảo rằng: Lồng của Bé không nằm trực diện thẳng với Máy Lạnh của Bạn nhé ! Vì hơi nóng khi tắt máy và cả hơi lạnh khi đang mở sẽ làm Bé dễ bị sốc nhiệt. Một chiếc Bàn / Ghế vững chắc ở một góc thoáng của Nhà và đặt chiếc Lồng Hamster lên là vô cùng lý tưởng.

1. Chọn Nơi Để Lồng Hamster Hợp Lí
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà

2. Cách Bố Trí Lồng và Vật Dụng Cho Hamster :

Để việc chăm sóc Hamster được trở nên dễ dàng và thú vị vào những ngày sau này, thì việc Bố Trí Lồng và Vật Dụng cho Hamster lại vô cùng quan trọng:

* Đầu tiên là Cát Lót : Chỉ cần lót một lớp mỏng vừa đủ trên sàn Lồng là đủ. ( khoảng 3 – 5 ngày chúng ta mới thay 1 lần ).

Đầu tiên là Cát Lót : Chỉ cần lót một lớp mỏng vừa đủ trên sàn Lồng là đủ. ( khoảng 3 - 5 ngày chúng ta mới thay 1 lần ).
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà

* Cát Tắm : Chúng ta cho vào 1/3 nhà tắm, và đặt nhà tắm vào trong lồng ( Bé sẽ tự chui vào tắm khi thích ). Lưu Ý : Không nên tắm nước cho Bé để tránh Bé yếu, chịu không nổi dễ đến nguy hiểm nhé !

Cát Tắm Cho Hamster : Chúng ta cho vào 1/3 nhà tắm Hamster, và đặt nhà tắm vào trong lồng ( Bé sẽ tự chui vào tắm khi thích ). Lưu Ý : Không nên tắm nước cho Bé để tránh Bé yếu, chịu không nổi dễ đến nguy hiểm nhé
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà

* Bình Nước : Hãy treo / lắp đặt một cách vững vàng, để bảo đảm Bé khi uống bình sẽ không đung đưa nghen ! Và thay vì lắp bên trong, chúng ta hãy tìm cách lắp Bình bên ngoài, đưa vòi nước vào trong lồng. Như vậy không gian bên trong Lồng sẽ được rộng hơn cho Bé.  

Bình Nước : Hãy treo / lắp đặt một cách vững vàng, để bảo đảm Bé khi uống bình sẽ không đung đưa nghen ! Và thay vì lắp bên trong, chúng ta hãy tìm cách lắp Bình bên ngoài, đưa vòi nước vào trong lồng. Như vậy không gian bên trong Lồng sẽ được rộng hơn cho Bé.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà

* Whell Chạy : gắn vừa tầm để Bé có thể leo lên leo xuống thoải mái. Ø Lưu Ý : Nếu Hamster của Bạn đã lớn về kích thước, chúng ta có thể gắn Whell sao cho 2 bên của Whell vẫn còn một khoảng trống đủ so với Bé Hamster nhà Bạn. Vì Bé Hamster thường thích leo trèo, ẩn nắp vào các góc, và với những góc quá nhỏ, đôi khi khiến Bé thích thú chui vào và đến khi ra thì lại không thể ra được nữa. Kết quả là bị kẹt cứng mãi trong ấy cho đến khi chết đi, nếu chúng ta không phát hiện kịp thời để cứu Bé.  

Lưu Ý : Nếu Hamster của Bạn đã lớn về kích thước, chúng ta có thể gắn Whell sao cho 2 bên của Whell vẫn còn một khoảng trống đủ so với Bé Hamster nhà Bạn.

3. Cho Hamster Ăn và Uống Nước Ra Sao ?

Nước Uống : Có thể dùng nước sạch / lọc càng tốt cho Bé. Hãy đảm bảo nước luôn đầy hơn nữa bình, để tránh khi chúng ta quên chăm cho Bé thì Bé sẽ bị khác, dễ xuống sức. Thức Ăn : Một ngày có thể cho Bé ăn 1 – 2 lần với một lượng thức ăn vừa đủ không quá nhiều ( 1 muỗng Coffee/Bé ). Để Bé có thể ăn hết trong một buổi, tránh tình trạng thức ăn còn thừa khi Bé đã no… thì Bé sẽ ngán mùi thức ăn cũ vào buổi ăn tiếp theo. Lâu ngày sẽ dẫn đến việc biếng và kén ăn.

Bạn cần Lưu ý trong khẩu phần thức ăn của các Bé thông thường sẽ có các loại hạt mà Bé vô cùng ưa thích, nhưng, nếu ăn nhiều sẽ rất nóng, đó là Hướng Dương, Đậu Phộng, Bánh Chó Mèo. ( Trong bữa ăn nếu có – hãy có đủ số lượng hạt cho các Bé. )

Thức Ăn : Một ngày có thể cho Bé ăn 1 - 2 lần với một lượng thức ăn vừa đủ không quá nhiều ( 1 muỗng Coffee/Bé ). Để Bé có thể ăn hết trong một buổi, tránh tình trạng thức ăn còn thừa khi Bé đã no... thì Bé sẽ ngán mùi thức ăn cũ vào buổi ăn tiếp theo. Lâu ngày sẽ dẫn đến việc biếng và kén ăn.
Cách Chăm Sóc Hamster 3 Ngày Đầu Tiên Khi Rước Hamster Về Nhà

Ngược lại, những loại hạt nhỏ như Kê, Mè, Lanh, Đậu Xanh,… lại là những loại thực phẩm vô cùng tốt cho Bé, nhưng ngược lại Các Cục Cưng lại rất biếng ăn những loại này. Chính vì hiểu được điều này, nên Bạn đừng nên chiều chuộng các Boss Hamster quá mà hãy cho em ăn đều các loại thực phẩm – Cái gì nhiều quá cũng không tốt – vừa sẽ tốt. Đừng sợ Hamster đói mà cứ cho liên tục thức ăn vào khi thấy Bé chừa lại các món thức ăn không thích, như vậy vô tình chúng ta đang tập cho Bé thói quen xấu – biếng ăn về sau. Hãy yên tâm vì Bé luôn có 2 túi má để chứa đầy thức ăn, và Bé sẽ ăn hết món còn lại khi thật sự đói – và điều này hoàn toàn tốt cho Bé.

Hãy nhớ, nếu Bé chưa thật sự thoải mái và quen Bạn, Bạn hãy khoan bế làm quen Bé nhé ! Hãy tôn trọng Bé và để dành điều đó cho ngày thứ 4