Lưu trữ thẻ: Hamster bị bệnh

4 NGUYÊN NHÂN KHIẾN HAMSTER BỊ BỆNH MÀ BẠN NÊN BIẾT

NGUYÊN NHÂN HAMSTER BỊ BỆNH

Nguyên Nhân Hamster Bị Bệnh

Hamster là những thú cưng nhỏ bé và đáng yêu, rất được yêu thích trong các gia đình. Tuy nhiên, với kích thước nhỏ nhắn, Hamster rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe nếu không được chăm sóc đúng cách. Hamster bị bệnh là một tình trạng thường gặp và cần được chú ý, vì nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng của bé có thể trở nên nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến khiến Hamster bị bệnh và cách chăm sóc khi bé gặp vấn đề về sức khỏe.


I. Tìm Nguyên Nhân Khi Hamster Bị Bệnh

1. Tìm Dấu Hiệu Khi Hamster Bị Bệnh

Hamster bị bệnh thường có những biểu hiện bất thường trên cơ thể và hành vi. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu này sẽ giúp bạn có thể xử lý kịp thời và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến:

  • Hamster ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Hamster ăn ít hoặc bỏ ăn.
  • Hamster ít tự vuốt ve, làm sạch cơ thể.
  • Hamster trở nên cáu gắt hoặc không còn linh hoạt.
  • Hamster bị rụng lông hoặc có những vùng hói trên cơ thể.
  • Cằm hoặc họng của Hamster bị ướt, dấu hiệu cho thấy có vấn đề về răng miệng.
  • Hamster gặp khó khăn trong việc nhai hoặc nhả thức ăn ra khỏi miệng.
  • Hamster chảy nước mũi, nước mắt hoặc có phân ướt dính vào đuôi.
  • Phân của Hamster có màu sắc hoặc hình dạng bất thường, chẳng hạn như quá ướt hoặc quá khô.

Những dấu hiệu này đều cho thấy Hamster bị bệnh và cần được chăm sóc cẩn thận.

HAMSTER BỊ BỆNH

2. Giữ Hamster Trong Môi Trường Ấm

Khi Hamster bị bệnh, bé thường bị mất nhiệt độ cơ thể và cảm thấy lạnh. Điều này có thể làm tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn. Để giữ ấm cho Hamster, bạn có thể:

  • Đặt lồng của Hamster lên một chậu nước nóng để tạo nhiệt độ ấm áp.
  • Sử dụng một chai nước ấm được bọc trong khăn mềm và đặt gần Hamster.
  • Đảm bảo khu vực nuôi Hamster không có gió lùa và nhiệt độ ổn định.

Môi trường ấm áp sẽ giúp Hamster cảm thấy dễ chịu hơn và giảm nguy cơ bị cảm lạnh.

HAMSTER BỊ BỆNH

3. Kiểm Tra Tình Trạng Mất Nước Của Hamster

Hamster bị bệnh thường không ăn uống đầy đủ, dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm khi Hamster bị tiêu chảy. Để kiểm tra và bổ sung nước cho Hamster, bạn có thể:

  • Kiểm tra xem da Hamster có bị mất độ đàn hồi hay không (bằng cách nhẹ nhàng kéo da bé).
  • Cung cấp nước sạch đầy đủ trong bình uống nước.
  • Sử dụng các loại bột bổ sung chất lỏng như Pedialyte hoặc Dioralyte theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để bù nước cho Hamster.

HAMSTER BỊ BỆNH

4. Sử Dụng Ống Tiêm Để Nhỏ Giọt Nước

Nếu Hamster quá yếu và không thể tự uống nước, bạn cần hỗ trợ bé bằng cách sử dụng ống tiêm nhỏ giọt:

  • Đổ một lượng nhỏ nước hoặc dung dịch bổ sung vào ống tiêm.
  • Nhẹ nhàng nhỏ từng giọt quanh miệng Hamster để bé tự liếm.
  • Cẩn thận không để nước chảy vào mũi vì điều này có thể gây nguy cơ sặc hoặc viêm phổi.

Hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng khi hỗ trợ Hamster bị bệnh để tránh làm bé hoảng sợ.

HAMSTER BỊ BỆNH


II. Các Nguyên Nhân Phổ Biến Khiến Hamster Bị Bệnh

1. Vệ Sinh Chuồng Không Đảm Bảo

Một trong những nguyên nhân chính khiến Hamster bị bệnh là môi trường sống không sạch sẽ. Lồng chuồng bẩn, không được vệ sinh định kỳ có thể gây ra các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và nhiễm khuẩn.

  • Thay lót chuồng ít nhất 2-3 ngày một lần.
  • Dùng các loại chất lót chuồng không bụi để tránh ảnh hưởng đến hệ hô hấp của Hamster.
  • Làm sạch các khu vực ăn uống và loại bỏ thức ăn thừa thường xuyên.

HAMSTER BỊ BỆNH

2. Chế Độ Dinh Dưỡng Không Hợp Lý

Chế độ ăn uống không cân đối cũng là một nguyên nhân khiến Hamster bị bệnh. Việc ăn quá nhiều rau củ tươi hoặc thức ăn không phù hợp có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa.

  • Cung cấp thức ăn giàu chất xơ và dinh dưỡng, như hạt hướng dương, hạt kê và thực phẩm khô.
  • Hạn chế rau củ tươi quá mức để tránh tình trạng phân ướt.
  • Đảm bảo luôn có nước sạch để Hamster dễ dàng tiếp cận.

HAMSTER BỊ BỆNH

3. Nhiệt Độ Và Môi Trường Không Phù Hợp

Hamster rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, bé có thể bị stress hoặc thậm chí ngừng hoạt động.

  • Duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 21-29 độ C.
  • Tránh để lồng Hamster gần máy lạnh hoặc dưới ánh nắng trực tiếp.

HAMSTER BỊ BỆNH


III. Biện Pháp Chăm Sóc Hamster Khi Bị Bệnh

1. Theo Dõi Sức Khỏe Hàng Ngày

Hãy kiểm tra Hamster ít nhất 2 lần mỗi ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Lưu ý các thói quen ăn uống, ngủ nghỉ và hoạt động của bé để nhận ra những thay đổi nhỏ nhất.

2. Đưa Hamster Đến Bác Sĩ Thú Y

Nếu tình trạng của Hamster không cải thiện sau khi bạn đã thực hiện các biện pháp chăm sóc, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị kịp thời.

3. Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh

  • Luôn giữ chuồng sạch sẽ và thoáng mát.
  • Cung cấp chế độ ăn uống cân đối và phù hợp với Hamster.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ để đảm bảo Hamster luôn trong trạng thái tốt nhất.

HAMSTER BỊ BỆNH


IV. Tổng Kết

Hamster bị bệnh là một tình trạng không thể xem nhẹ, nhưng nếu bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách chăm sóc, bé cưng sẽ sớm khỏe mạnh trở lại. Việc yêu thương và quan tâm đúng cách không chỉ giúp Hamster vượt qua bệnh tật mà còn xây dựng một mối quan hệ thân thiết giữa bạn và thú cưng nhỏ bé này. Hãy chăm sóc Hamster của bạn thật tốt để bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ!

 

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HAMSTER

HUẤN LUYỆN CHO HAMSTER

CHO HAMSTER LÀM QUEN VỚI NHÀ MỚI

4 LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HAMSTER

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HAMSTER

4 Loại Bệnh Thường Gặp Ở Hamster

Hamster là loài thú cưng đáng yêu, nhỏ nhắn và rất được yêu thích bởi các gia đình. Tuy nhiên, Hamster cũng dễ bị mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm do cơ thể nhạy cảm và môi trường sống bị tác động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 loại bệnh thường gặp ở Hamster và biện pháp phòng ngừa, điều trị mỗi bệnh.


I. Những loại bệnh thường gặp ở Hamster

1. Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp là bệnh thường gặp ở Hamster, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc khi chuồng bẩn. Khi Hamster bị bệnh hô hấp, bạn sẽ thấy các triệu chứng như:

  • Chảy nước mũi hoặc nước mắt.
  • Thở khó, thở bằng bụng.
  • Hách hô hấp phì phò.

Nguyên nhân:

  • Lốt chuông bẩn, thấm ướt nước tiểu, gây mùi hôi.
  • Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.
  • Bụi bẩn, khói, hoá chất trong không khí.

Cách khắc phục:

  • Duy trì lốt chuồng sạch sẽ, thay lốt chuồng mỗi 3 ngày.
  • Giữ nhiệt độ phòng trong khoảng 21-29 độ C, tránh nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Dùng bông ướt lau mũi cho Hamster để giúp chú thở thông thoáng.

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HAMSTER

2. Bệnh về răng

Hamster có răng cấu trúc mọc liên tục, vì vậy nếu không được mài mòn, răng sẽ dài quá mức gây cản trở khi Hamster nhai hoặc nuôt thực ăn, đây cũng được xem là một loại bệnh thường gặp ở hamster.

Dấu hiệu:

  • Hamster bỏ ăn hoặc khó nuôt.
  • Cằm và cổ bị ướt do răng dài đạm vào lưỡi hoặc lợi.

Nguyên nhân:

  • Hamster thiếu đồ chơi gửa răng hoặc thực phẩm giúp mài răng.
  • Chề ăn thực phẩm mềm, thiếu thực phẩm khô hoặc gỗ nhai.

Cách khắc phục:

  • Mang Hamster đến bác sĩ thú y cắt bọt răng khi quá dài.
  • Cung cấp đá mài răng hoặc gỗ nhai trong chuồng.
  • Cho Hamster ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt kê để giúp mài răng tự nhiên.

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HAMSTER

3. Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy, còn gọi là “đuôi ướt”, một bệnh thường gặp ở Hamster và được xem là bệnh nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là tắc nghẽn đường ruột, nhiễm khuẩn do chuồng bẩn hoặc ăn thực phẩm không phù hợp.

Dấu hiệu:

  • Phân lỏng hoặc lỏng kèm theo mùi hôi.
  • Hamster mệt mỏi, bỏ ăn.
  • Phân bị dính vào đuôi.

Cách khắc phục:

  • Ngừng ngay việc cho Hamster ăn trái cây và rau, thay vào đó là cữa linh lăng hoặc thực phẩm giàu chất xơ.
  • Vệ sinh chuồng sạch sẽ, đảm bảo chuồng khô thoáng.
  • Cung cấp nước sạch đầy đủ, giảm thiểu nguy cơ mất nước.

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HAMSTER

4. Gãy xương

Hamster dễ bị gãy xương do ngã từ độ cao hoặc bình đậu không an toàn trong chuồng, gãy xương cũng coi như là bệnh thường gặp ở hamster do tính cách chạy nhiều của các bé. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị hoặc mang Hamster đến bác sĩ thú y.

Cách khắc phục:

  • Nếu xương không lộ, giới hạn Hamster di chuyển trong 4 tuần bằng cách loại bỏ bánh xe trong chuồng.
  • Băng bó xương theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Tránh để Hamster leo trèo hoặc nhảy từ độ cao trong giai đoạn hồi phục.

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HAMSTER


II. Phương pháp chăm sóc Hamster bị bệnh

1. Luôn theo dõi Hamster

Theo dõi Hamster tối thiểu hai lần mỗi ngày để biết thói quen sinh hoạt, ăn uống và sức khoẻ. Khi phát hiện những thay đổi bất thường, bạn nên hành động ngay lập tức.

2. Tạo môi trường an toàn

Hamster cần được nuôi trong môi trường sạch sẽ, khô thoáng và tránh xa nguy cơ căng thẳng như tiếng ồn, chó, mèo hoặc khói.

3. Duy trì nhiệt độ phù hợp

Hamster nhạy cảm với nhiệt độ cao hoặc thấp. Tránh nhiệt độ quá nóng, đặc biệt trong mùa hè. Ngược lại, nếu quá lạnh, Hamster có thể đi vào trạng thái ngủ đông.

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HAMSTER


III. Tổng kết

Bệnh thường gặp ở Hamster như bệnh hô hấp, bệnh răng, bệnh tiêu chảy và gãy xương có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Bằng việc theo dõi kỹ lưỡng và áp dụng những biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giúp Hamster duy trì được sức khoẻ tốt nhất. Hamster là người bạn nhỏ nhưng cũng rất mong manh, hãy yêu thương

 

HAMSTER BI BỆNH TIÊU CHẢY

HAMSTER BỊ SỐC NHIỆT

HUẤN LUYỆN CHO HAMSTER

Bạn có đang gặp rắc rối khi Hamster bị tiêu chảy không?

Và bạn bắt đầu thấy rằng Hamster là một trong những thứ cưng khá khỏe mạnh phải không? Nhưng đôi lúc vì một số nguyên nhân khiến Hamster của bạn bị tiêu chảy. Nếu bạn không biết cách khắc phục sớm, Bé sẽ kiệt sức và nguy hiểm hơn sẽ có những cái chết đáng tiếc xảy ra. Hamster bị tiêu chảy là bệnh hay gặp phải khi bạn cho Bé ăn qua nhiều rau củ quả hoặc không thường xuyên vệ sinh đồ dùng hay lồng của Hamster. Bạn có muốn biết cách khắc phục tình trạng này không?

Bạn có đang gặp rắc rối khi Hamster bị tiêu chảy không ?

Hamster thường rất khỏe mạnh sức đề kháng khá tốt. Tuy nhiên, Bé có thể bị tiêu chảy do một vài nguyên nhân như cho ăn rau quá nhiều. Nếu Bé có dấu hiệu bị tiêu chảy (phân mềm, ướt ở đuôi, phân màu sáng), bạn nên chữa bệnh tiêu chảy cho bé. Hãy bắt đầu với chế độ ăn và làm sạch chuồng để ngăn ngừa vi khuẩn và loại bỏ các tác nhân gây tiêu chảy cho Bé nhé.

A. Nguyên nhân dẫn đến Hamster bị tiêu chảy:

Xem biểu hiện của Bé
Xem biểu hiện của Bé

Đầu tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới Hamster bị tiêu chảy nhé!

  •  Do Hamster không được ở trong môi trường sống sạch sẽ, các lót, cát tắm, ít được thay thường xuyên ( 2 – 3 ngày )
  • Đồ Chơi lâu ngày bám bẩn, không được vệ sinh. Thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
  • Không thường xuyên vệ sinh bình nước, các vật dụng hằng ngày của Bé cưng ( vòi nước cũng cần được rửa, xúc kỹ )
  •  Thường các Bé Hamster vô cùng thích các loại rau củ quả, Bạn mà cho là Bé sẽ không hề từ chối. Nhưng điều này sẽ không tốt cho Bé. Ăn Nhiều Rau, Củ, Quả, Carot, Phomai thường bị oxy hóa.
  •  Hamster rất thích được một giấc ngủ sâu và an toàn, Bé rất dễ bị stress mỗi khi bị giật mình do tiếng động mạnh, làm phiền giấc ngủ, bị bế chơi liên tục khi đã mệt hoặc không muốn… Nhất là khi mới rước Bé về nhà, Bé chưa quen với mình. Nếu thật sự thương Bé, chúng ta nên tiếp cận, làm quen nhẹ nhàng với Bé, nếu chưa cho bế, có thể qua một hai ngày quen dần, Bạn hãy bế thì lúc đó tha hồ chơi đùa với Bé nghen ! Đôi lúc mình vô tình khiến Bé Hamster bi stress là điều không đáng có nghe mấy bạn!

B.Cách chữa trị cho Bé Hamster bị tiêu chảy:

I.Chuyển sang chế độ ăn thông thường.

1.Không cho bé ăn các loại rau củ tươi.

Không cho Bé ăn nhiều rau
Không cho Bé ăn nhiều rau tươi.

Với một lượng nhỏ thì rau củ rất tốt và có thể cung cấp dưỡng chất cho Bé. Trong rau củ có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu và có nhiều nước giúp Hamster cân bằng lượng nước trong cơ thể. Nhưng ăn quá nhiều rau củ có thể dẫn đến Hamster bị tiêu chảy. Để điều trị bệnh tiêu chảy, đầu tiên bạn phải loại bỏ rau củ ra khỏi thực đơn của Bé. Cho Bé cưng ăn thức ăn khô, các loại hạt và bột ngũ cốc nhé! Thức ăn hạt và viên chứa rất nhiều dưỡng chất. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng sợ Bé thiếu chất khi thực đơn của Bé chỉ có toàn đồ ăn khô nhé!

2.Cho Bé uống nước mát.

Cho Bé nước mát
Cho Bé nước mát

Như chúng ta, Bé Hamster sẽ bị mất nước khi tiêu chảy. Vậy nên bạn nhớ cho Hamster nước mát và sạch để uống bù lượng nước mất đi nhé. Nếu Hamster không thể uống nước được thì bạn nên cho Bé uống nước bằng ống nhỏ giọt nhé!

  • Cho Bé uống từng giọt nước mát. Giữ Bé trên tay (vừa phải thui không là bé khó chịu nha) đưa ống vào góc miệng và nhỏ nước vào miệng cho Hamster  heng!
  • Tùy vào kích thước của Bé mà bạn nên cho Bé uống lượng nước phù hợp nghe!

3.Cho Hamster ăn rau trở lại.

Cho Hamster ăn rau trở lại
Cho Hamster ăn rau trở lại

Sau vài ngày chữa bệnh thì Hamster của bạn sẽ khỏi. Nhưng đừng cho Bé ăn rau lại sớm. Hãy để Bé Hamster hồi phục hoàn toàn và chờ thêm vài tuần trước khi cho Bé ăn rau trở lại. Cho bé ăn rau với kích thước nhỏ cỡ trái nho khô là vừa nhé. Và ăn rau vài ngày 1 lần là đủ với bé rồi.

4.Kiểm tra cơ thể Bé thường xuyên.

Kiểm tra răng Bé thường xuyên
Kiểm tra răng Bé thường xuyên

Với những trường hợp tiêu chảy bình thường. Hamster sẽ khỏe lại sau một vài ngày chữa bệnh (không bị đơ hay biếng ăn). Tuy nhiên, nếu bị tiêu chảy nặng, Bé sẽ không thể khỏe lại sau một vài ngày. Nếu  trường hợp này sảy ra, bệnh tiêu chảy sẽ trở nên tồi tệ hơn (mắt buồn và trũng, xù lông, giảm cân). Tiêu chảy nặng là một triệu chứng của bênh ướt đuôi, đây là một loại bệnh rất nghiêm trọng với Hamster. Nếu Hamster bị tiêu chảy, hãy điều trị cho Bé ngay lập tức.

II.Kiểm tra môi trường sống của Hamster

1.Giữ lồng ở nơi thoáng mát.

Cho Bé lồng thoáng mát
Cho Bé lồng thoáng mát

Khi Hamster bị tiêu chảy, hãy giữ lồng Bé ở nơi thoáng mát (21-290 C). Nóng quá Bé sẽ khó chịu và dễ bị shock nhiệt

2.Dọn sạch chuồng cho Bé Hamster.

Dọn lồng sạch sẽ
Dọn lồng sạch sẽ

Khi Bé bị tiêu chảy hoặc ướt đuôi. Lồng của Bé sẽ chứa rát nhiều vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Dọn chuồng cho Bé sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây bệnh và giúp Hamster nhanh khỏe mạnh hơn.

  • Mỗi ngày bạn nên rửa chén ăn, bình nước với xà phòng và nước sạch. Rửa nước xả thẳng từ vòi và sau đó để khô. Rồi mới cho thức ăn lại cho Bé nghe!.
  • Thay đổi lót chuồng từ 2-3 ngày. Nên lựa chọn cát lót sẽ sạch hơn giấy và mùn cưa( cát sand, cát buddy…)
  • Mỗi lần một tuần, bạn nên rửa chuồng bằng nước sạch. Rửa sạch cả đồ chơi của Bé, phơi khô và để lại như cũ nhé!

3.Loại bỏ thức ăn thừa.

Dọn những thức ăn thừa
Dọn những thức ăn thừa

Mỗi ngày, bạn nên kiểm tra lại lượng thức ăn thừa của Bé. Bỏ thức ăn này đi trước khi cho thức ăn mới vào nhé. Vì lượng thức ăn thừa nếu bị hư sẽ giúp nấm mốc và vi khuẩn phát triển khiến bé dễ dàng bị bệnh. Hamster rất sạch sẽ, chúng có thể tự tắm, đi vệ sinh hằng ngày. Nhưng điều đáng lo ở đây là chúng không thể nào thay lồng và vệ sinh dụng cụ cá nhân của mình hằng ngày được. Vậy nên bạn hãy giúp người bạn nhỏ này vệ sinh thường xuyên nhé. Đây cũng là cách hạn chế những nguyên nhân gây mần bệnh ảnh hưởng đến Hamster nhà bạn đấy! Khi Hamster bị tiêu chảy, Bạn nên mua thuốc tiêu chảy Diarrhea Allay ở cửa hàng thú cưng cho Bé. Bạn có thể cho Bé Hamster uống phòng ngừa mỗi tuần/1 giọt. Như vậy đảm bảo sức khỏe cho Bé hơn nghen! Chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc bên người bạn nhỏ của mình nghen!

Bạn không nên đọc bài này khi nuôi Hamster- Nguyên nhân Hamster bị bệnh.

Hamster là những thú cưng vô cùng yêu thích phải không các bạn ? Nhưng với kích thước nhỏ bé của mình, khiến bạn lo lắng tới sức khoẻ của chúng. Bạn biết không, tôi dã gặp phải tình huống xấu nhất khi Hamster bị bệnh. Nhưng khi biết…….!!!

Bạn không nên đọc bài này khi nuôi Hamster- Nguyên nhân Hamster bị bệnh.

Hamster là thú cưng rất đáng yêu với những người mến Bé. Nhưng với kích thước bé nhỏ khiến nhiều bạn lo lắng về sức khỏe.  Với kích thước nhỏ nên sức đề kháng của bé cũng không bằng các thú cung lớn khác. Vì vậy chúng ta phải ngăn ngừa và phòng một số bệnh cho Hamster càng sớm càng tốt. khi Hamster bị bệnh, bạn đã biết nguyên nhân từ đâu chưa?

I. Tìm nguên nhân khi Hamster bị bệnh.

1.Tìm dấu hiệu khi Hamster  bệnh.

 

Tìm hiểu nguyên nhân Bé bệnh
Tìm hiểu nguyên nhân Bé bệnh

Hamster bị bệnh  sẽ có những biểu hiện bất thường trên cơ thể mình. Bạn có thể kiểm tra Bé qua các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Hamster của bạn có ngủ lâu hơn bình thường không? Hãy nhớ lịch và thời gian ngủ của Hamster hằng ngày.
  • Hamster ăn ít hơn hằng ngày không ?
  • Hamster ít vuốt ve bản thân?
  • Hamster có biểu hiện cáu gắt hay không ?
  • Không linh hoạt như bình thường và khó khăn khi đi lại không?
  • Hamster có rụng lông hay hói mất chỗ nào trên cơ thể bé?
  • Chỗ cằm hay họng Hamster bị ướt không? Đây là dấu hiệu của vấn đề về răng .
  • Hamster gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống hay nhả thức ăn khỏi miệng.
  • Hamster chảy nước mũi, nước mắt hoặc ướt đít.
  • Phân Hamster có màu khác không?( Phân của bé là hình que). Nếu phân ướt quá thì bé ăn quá nhiều rau củ tươi, nếu phân khô thì thiếu dưỡng chất đấy.

    2.Giữ Hamster ở môi trường ấm.

( Khăn ấm để cách một khoảng để không làm Bé cưng không hoảng sợ)

Giữ Hamster trong môi trường ấm
Giữ Hamster trong môi trường ấm

Hamster có dấu hiệu muốn bệnh, lúc đó các bạn có thể làm y tá chăm Ẻm nghen! Bạn phải giúp Bé ở trong môi trường với nhiệt độ ấm khi Hamster bị bệnh. Hamster thường bị mất nhiệt độ cơ thể và cảm thấy mát khi bạn chạm vào.  Khi đó, bạn  có thể đặt lồng bé trên một chậu nước nóng  cho Hamster sưởi ấm. Ngoài ra hãy thử gói một chai nước  ấm trong chiếc khăn và để gần Hamster.

3.Kiểm tra tình trạng mất nước của Hamster .

Kiểm tra tình trạng mất nước
Kiểm tra tình trạng mất nước

Hamster bị bệnh- Bé sẽ chán ăn, không chịu uống nước. Nếu nặng hơn, Hamster bị tiêu chảy sẽ dẫn đên mất nước. Nếu Hamster thiếu nước thì bạn có thể để nước đầy bình hoặc mua một loại bột thay thế chất lỏng dạng một chất bổ sung cho Hamster bị tiêu chảy . Chẳng hạn như Pedialyte hoặc Dioralyte. Thực hiện nó theo các hướng dẫn.

4.Dịch nhỏ giọt cho Hamster.

Dịch nhỏ giọt cho Bé
Dịch nhỏ giọt cho Bé

Bé bị bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn như chúng ta vậy. Nếu Hamster không tự  uống nước một mình, bạn nên sử dụng một ống tiêm 1ml. Giữ một giọt nước vào đầu ống tiêm và cho Hamster uống. Nếu Hamster không chịu, bạn để chất lỏng đó quanh miệng , theo bản năng làm sạch cơ thể Hamster sẻ liếm quanh miệng.

  • Hãy cẩn thận khi bạn bơm chất lỏng vào miệng bé. Với chiếc miệng nhỏ sẻ khiến Hamster của chúng ta bị sặc nước hay nước dính vào mũi. Như vậy chất lỏng sẻ đưa xuống phổi và gây viêm phổi nếu nghiêm trọng. Nên khi Hamster bị bệnh , bạn nhớ chăm sóc Bé kĩ hơn một chút. chắc Bé cũng làm nũng bạn nhiều. Nhưng khi tình yêu bạn dành cho Bé càng lớn thì sẽ vượt qua được phải hơm!

Quan trọng nè: mỗi tuần, Bạn cho Bé Hamster 1 giọt thuốc trị tiêu chảy Diarrhea Allay để Bé Hamster luôn khỏe khoắn và lanh lợi đó nghen!

4 loại bệnh thường gặp khi nuôi Hamster.

 

 

Khi bạn lướt qua bài viết này, bạn sẽ phát hiện ra bí quyết mới để chăm sóc Hamster bị bệnh. Những bệnh Hamster dễ gặp khi thay đổi thời tiết hay khẩu vị bới…

 

4 loại bệnh thường gặp khi nuôi Hamster.

Bạn có thể tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra khi Hamster gặp vấn đề về sức khoẻ. Bé cưng có cơ thể nhỏ nhắn hơn so với các loại thú cưng khác. Vì vậy, chúng ta phải biết cách phòng và chữa bệnh. Bởi khi Hamster bị bệnh, sức khoẻ của Bé giảm sút, không ăn uống được nhiều. Bạn càng lo lắng và phiền muộn hơn đúng không?

I.Những loại bệnh Hamster thường xuyên gặp phải.

 1.Bệnh hô hấp.

Vấn đề về hô hấp
Vấn đề về hô hấp

Hamster  bị bệnh, Bé có dấu hiệu chạy nước mắt hay nước mũi hoặc phải thở bằng bụng . Thì bé cưng đã bị vấn đề về hô hấp, một số vấn đề về điều này:

  • Luôn giữ vệ sinh lồng của Hamster. Lót chuồng của bé cưng dễ bị thấm nước tiểu, điều này rất ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nên khoảng 3 ngày bạn phải thay lót chuồng một lần đó nghe. Nếu bạn ngửi thấy mùi nước tiểu thì chứng tỏ mùi đấy càng khó chịu gấp mấy lần so với Hamster  ngửi thấy.
  • Kiểm tra nhiệt độ phòng trong phạm vi được cho phép (21-29 độ C), và luôn giữ điều này.

Hamster rất dễ dính đồ trên mũi, bạn nên lau sạch nó bằng một miếng bông ướt. Cái này giúp cho Hamster dễ thở và dễ chịu nhá.

2.Các vấn đề về răng.

Bệnh về răng
Bệnh về răng

Với những chiếc răng mọc  không có hồi kết của mình. Hamster phải thường xuyên mài giũa, chau chuốt nó. Nhưng răng mọc quá mức làm vướng víu và khó chịu khi ăn. Bạn nên mang bé cưng tới bác sĩ thú y để cắt bỏ bớt.  Nếu răng không được tỉa bớt, Hamster sẽ chết đói dần dần vì không thể ăn được đấy.

  • Một dấu hiệu khác về răng là cằm và cổ ướt. Điều này xảy ra vì răng đâm vào má hoặc lưỡi làm bé khó nuốt thức ăn đấy nghen.
  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn nên cho Hamster các đồ chơi để nhai và làm mòn răng của bé ngắn lại. Đá mài răng là lựa chọn tốt cho Hamster. Mỗi tuần đều cho Bé 1 đến 2 viên như vậy nghen!
  • Để hỗ trợ thêm cho răng Bé khỏe, Bạn nên kèm thêm thúc ăn giúp mài răng như bánh chó mèo, bánh trái cây, hạt hướng dương, hạt kê,….

Tránh cho ăn quá nhiều thực phẩm ăn mền. Chẳng hạn như dâu tây hoặc chuối vì những loại này không cần nhai nhiều. Thay vào đó hãy để thức ăn khô và một khối gỗ để Hamster gặm nhấm . Thay thế cho khối gỗ thì có thể là đá mài răng. Như vậy sẻ giữ răng bé khỏe mạnh . Thêm vào đấy, Hamster  rất thích nghiền chúng nữa chứ.

3.Hamster bị bệnh tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy.

Hamster bị bệnh  ướt đuôi. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ cái lồng chúng ngay. Đuôi ướt cũng có thể đến từ lồng bần, vậy nên giữ lồng của bé thật sạch sẽ. Để điều trị vấn đề này, hãy sử dụng kháng sinh có sự hướng dãn của bác sĩ.

  • Nếu Hamster bị tiêu chảy, bạn nên ngừng cho bé ăn trái cây và rau cho đến khi Bé đỡ hơn. Tình trạng này thường do tắc nghẽn đường ruột hay dạ dày. Cách tốt nhất để cải tiến điều này là lấy một sổ cỏ linh lăng như là một phần của chế độ ăn uống của Bé.
  • Táo bón là do thiếu nước trong chế độ ăn uống của mình. Phải đảm bảo luôn có sẵn nước cho bé mọi lúc. Nếu Hamster bị táo bón, hãy cho bé một ít cà rốt hoặc trái cây tươi nhiều nước.

Để giúp Bạn hiểu rõ hơn và biết cách chữa trị bệnh tiêu chảy cho Bé thì xem thêm tại đây nghen: 

4.Khi xương bị gãy.

Khi bị gãy xương
Khi bị gãy xương

Nếu Hamster bị gãy chân mà bạn thấy miếng xương dính ra, cần đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Nếu vết thương không quá nguy hiểm, bác sĩ có thể băng bó lại. Nếu vết thương quá nguy hiểm thì chúng ta nên chuẩn bị trước tinh thần.

  • Nếu chân của Bé nếu bị thương ở mức độ xương không lộ ra. Và Hamster ăn trông khỏe mạnh. Hãy hạn chế Bé vào trong một phần góc lồng trong 4 tuần và lấy bánh xe ra ngoài. Phải giúp Bé giảm đi lại trong quá trình dưỡng thương. Như vậy xương Hamster sẻ được nhanh hồi phục. Bạn đưa Hamster đến bác sĩ thú y để băng chân Bé lại.

Phải tuân theo quy định bác bác sĩ thú y quy định cho Hamster. Vì kích thước nhỏ nên dễ xảy ra quá liều.

II.Phương pháp chăm sóc Hamster bị bệnh.

1.Luôn theo dõi Hamster của bạn.

Luôn theo dõi Hamster
Luôn theo dõi Hamster

Kiểm tra Hamster  ít nhất 2 lần một ngày và quen với việc ăn bao nhiêu , uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Hamster hoạt động như thế nào và khi nào thích chơi nhất. Khi bạn biết lịch của Bé sẽ dễ tìm ra điểm bất thường  như Hamster ít ăn hơn hoặc uống nước ít hơn.

  • Biết được những chi tiết nhỏ này sẽ giúp bạn phát hiện ra bất kì bệnh tật nào có thể xảy ra với Hamster bằng những thói quen nhỏ hằng ngày.

2.Hamster ở trong môi trường an toàn.

Bé Hamster luôn ở trong vùng môi trường an toàn
Bé Hamster luôn ở trong vùng môi trường an toàn

Khi bị căng thắng sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch ít khả năng chống lại nhiễm trùng. Căng thẳng với Hamster như bị đe dọa hay không an toàn. Vì vậy không để chó hay mèo quẩn quanh Bé thường xuyên.  Bạn nên che nữa lồng băng khăn để Hamster có chỗ riêng tư và cảm thấy an toàn khi không nhìn thấy động vật khác.  

  • Tránh các tiếng ồn lớn, tránh những thứ gì trong không khí ảnh hưởng đến đường hô hấp của Hamster. Ví dụ như khói thuốc lá, chất phun kí sương.

3.Hạn chế nhiệt độ quá cao.

Hạn chế nhiệt độ quá cao
Hạn chế nhiệt độ quá cao

Bé Hamster qua nóng sẽ dẫn đến Bé bị stress nhiệt, vì vậy hãy để một chiếc quạt thổi gần lồng để lưu thông không khí và làm mát.  Nếu nhiệt đọ quá thấp sẽ dẫn đến Bé ngủ đông . Như vậy Hamster sẽ đi ngủ và bạn không thể đánh thức chúng dậy được . Đấy là những trường hợp Hamster của chúng ta gặp phải khi gặp phải vấn đề sức khỏe. Để không xảy ra như vậy, những Cô Cậu nuôi Hamster nhớ đọc kĩ và có phương pháp phòng bệnh trước nghe. Bé rất “mong manh” ^^, bạn hãy chú ý Bé nhiều hơn nhá. Cách giúp Hamster chữa bệnh shock nhiệt: Chúc bạn thành công với người bạn nhỏ!