Lưu trữ thẻ: Hamster mang bầu

HAMSTER MANG THAI – 3 ĐIỀU PHẢI LÀM NGAY KHI PHÁT HIỆN

PHÁT HIỆN HAMSTER CÓ THAI

Bất Ngờ Phát Hiện Hamster Mang Thai Ngoài Mong Đợi

Việc Hamster mang thai đôi khi đến rất bất ngờ, nhất là khi bạn vô tình ghép Hamster cái và Hamster đực ở chung với nhau trong thời gian dài hoặc được tặng một bé Hamster cái đã mang thai mà không hề hay biết. Đột nhiên một ngày, bạn nhận thấy cơ thể bé cái phình to như quả lê, hoặc nghe tiếng chít chít của Hamster con xung quanh.

Lúc này, gia đình nhỏ của bạn có thêm thành viên mới! Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần biết cách chăm sóc cả mẹ và con Hamster trong giai đoạn đặc biệt này để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho chúng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!


A. Những Dấu Hiệu Hamster Mang Thai

Hamster mang thai thường có những biểu hiện khá rõ ràng nếu bạn quan sát kỹ. Dưới đây là các dấu hiệu để nhận biết:

1. Cơ Thể Tròn Hơn Bình Thường

Hamster mang thai sẽ có cơ thể phình to dần, trông giống như bé tăng cân hoặc “mập” lên. Đặc biệt, phần bụng sẽ to hơn so với các khu vực khác.

2. Hay Cắn Giấy Hoặc Vật Liệu Mềm

Bé cái sẽ thường tìm giấy vệ sinh hoặc các vật liệu mềm trong chuồng để cắn và xây tổ. Đây là bản năng tự nhiên của Hamster để chuẩn bị chỗ sinh và nuôi con.

3. Tỏ Ra Lúng Túng Và Chạy Quanh Chuồng

Hamster mang thai có thể trở nên lúng túng, chạy quanh chuồng nhiều lần như đang tìm kiếm một nơi an toàn.

4. Cáu Kỉnh Và Hay Nổi Giận

Bé mẹ dễ dàng nổi giận hoặc gắt gỏng. Có thể cắn bạn nếu bạn cố chạm vào người bé. Ngoài ra, nếu có Hamster đực ở chung, bé cái có thể tấn công bé đực để bảo vệ mình.

HAMSTER MANG THAI


B. Cách Xử Lý Khi Hamster Mang Thai Bất Ngờ

Nếu bạn phát hiện Hamster mang thai, đừng lo lắng. Hãy thực hiện các bước sau đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con:


I. Giữ Cho Hamster Mẹ Bình Tĩnh

1. Tạo Cảm Giác An Toàn Cho Hamster Mẹ
  • Đặt lồng ở nơi yên tĩnh: Chọn khu vực ít ánh sáng và tránh xa những tiếng ồn lớn.
  • Tách Hamster đực ra riêng: Hamster mẹ cần một không gian riêng để không bị làm phiền.
  • Che phủ lồng bằng vải nhẹ: Điều này giúp tạo cảm giác an toàn cho bé mẹ, tránh ánh sáng mạnh làm bé giật mình.

 

2. Thêm Giấy Lót Vào Lồng
  • Đặt thêm khăn giấy không mùi vào lồng để bé mẹ tự xây tổ. Tuy nhiên, hãy nhẹ nhàng và tránh làm bé giật mình.
3. Giữ Yên Tĩnh Trong 2 Tuần Đầu
  • Trong 2 tuần đầu sau sinh, tuyệt đối không làm phiền Hamster mẹ. Tránh lau dọn chuồng hoặc chạm vào Hamster con vì điều này có thể khiến bé mẹ cảm thấy căng thẳng và ăn con.

HAMSTER MANG THAI


II. Chăm Sóc Hamster Mẹ Và Con

1. Dinh Dưỡng Cho Hamster Mẹ
  • Thức ăn giàu protein: Bổ sung cám trứng, phô mai, yến mạch, hạt kê, mè đen, hoặc sâu khô.
  • Rau củ tươi: Thêm cà rốt, xà lách, dâu tây, táo, hoặc bí ngô, nhưng chỉ nên cho ăn 2 lần/tuần để tránh bé mẹ bị tiêu chảy.
  • Đặt thức ăn và nước trong tầm với: Để chén thức ăn và bình nước ở vị trí thấp để bé mẹ không mất sức khi ăn uống.

HAMSTER MANG THAI

2. Cho Hamster Con Ăn Dặm
  • Sau khoảng 7–8 ngày, Hamster con sẽ bắt đầu bò quanh chuồng. Lúc này, bạn có thể bổ sung cốm gạo, cám trứng, phô mai, hoặc một ít rau xanh để bé con tập ăn dặm.
  • Cẩn thận với thức ăn thừa: Không để lại thức ăn quá nhiều vì dễ thu hút kiến vào chuồng.

HAMSTER MANG THAI

 

3. Tách Hamster Con
  • Sau 2 tuần, Hamster con bắt đầu mở mắt và di chuyển nhanh nhẹn hơn. Lúc này, bạn có thể vệ sinh chuồng và thay cát lót.
  • Đến tuần thứ 4, bé con đã có thể sống độc lập. Bạn có thể tách bé khỏi mẹ để tránh quá tải cho bé mẹ.

HAMSTER MANG THAI


C. Một Số Lưu Ý Quan Trọng Khi Hamster Mang Thai

  1. Không Vệ Sinh Chuồng Trong 2 Tuần Đầu Sau Sinh
    • Việc vệ sinh có thể khiến Hamster mẹ cảm thấy bất an và ăn con.

HAMSTER MANG THAI

  1. Không Chạm Vào Hamster Con
    • Hamster mẹ rất nhạy cảm với mùi lạ. Nếu bạn chạm vào Hamster con, bé mẹ có thể từ chối hoặc thậm chí ăn con.

HAMSTER MANG THAI

  1. Tìm Người Nhận Nuôi Hamster Con
    • Nếu số lượng Hamster con quá nhiều và bạn không thể nuôi hết, hãy tìm người nhận nuôi để đảm bảo chúng có môi trường sống tốt.

HAMSTER MANG THAI


Kết Luận

Dù việc Hamster mang thai ngoài mong đợi có thể khiến bạn lo lắng, nhưng đây cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn chăm sóc và chào đón những thành viên mới. Chỉ cần bạn chú ý đến môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc, bé mẹ và bé con sẽ khỏe mạnh, phát triển tốt. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể chăm sóc tốt cho gia đình nhỏ của mình. Chúc bạn và các bé Hamster luôn vui vẻ và khỏe mạnh nhé!

 

NHẬN BIẾT HAMSTER CÓ BẦU

HAMSTER CÓ BẦU NÊN ĂN GÌ

HAMSTER CÓ BẦU CẦN CHUẨN BỊ GÌ

9 ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ KHI HAMSTER MANG BẦU

HAMSTER CÓ THAI NÊN CHUẨN BỊ GÌ

Khi Hamster Mang Bầu – Bạn Nên Chuẩn Bị Những Gì?

1. Dấu Hiệu Nhận Biết Hamster Mang Bầu

Khi hamster mang bầu, bạn cần quan sát những dấu hiệu sau để xác định xem hamster có đang mang thai hay không:

  • Bụng hamster tròn hơn và tăng cân nhanh: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào điều này thì vẫn chưa chắc chắn, vì có thể hamster chỉ đơn thuần là tăng cân do ăn nhiều.
  • Hamster uống nhiều nước hơn bình thường: Khi mang thai, hamster cần nhiều nước hơn để cung cấp năng lượng cho sự phát triển của bào thai.
  • Bắt đầu xây tổ: Hamster có xu hướng gom rác, giấy vụn hoặc mùn cưa về một góc chuồng để làm tổ.
  • Tăng khẩu phần ăn và tích trữ thức ăn: Hamster mang bầu thường ăn nhiều hơn và có xu hướng cất giữ thức ăn để dự trữ.
  • Thay đổi tính tình: Chúng có thể trở nên hung hăng hơn hoặc tỏ ra căng thẳng khi bị chạm vào.

Hamster Campell thường có xu hướng hung hăng hơn khi mang thai, do đó bạn nên hạn chế chạm vào chúng để tránh bị cắn.

HAMSTER MANG BẦU

2. Chu Kỳ Sinh Của Hamster Khi Mang Bầu

Thời gian mang thai của hamster tùy thuộc vào từng giống:

  • Hamster Syria: Thời gian mang thai khoảng 16 ngày.
  • Hamster Campell, Winter White: Thời gian mang thai từ 18-21 ngày.
  • Hamster Roborovski: Có thời gian mang thai lâu nhất, lên đến 30 ngày.

Trung bình, hamster mang bầu từ 20-26 ngày. Bạn nên có sổ theo dõi thời gian giao phối để biết chính xác ngày sinh, giúp chuẩn bị tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bụng hamster phình to bất thường, không đối xứng hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như lờ đờ, chán ăn, có thể đây là dấu hiệu của bệnh suy tim, u nang gan hoặc khối u. Khi có nghi ngờ, bạn nên đưa hamster đi kiểm tra thú y.

HAMSTER MANG BẦU

3. Giữ Gìn Vệ Sinh Lồng Hamster

Vệ sinh lồng nuôi là điều rất quan trọng trong suốt quá trình hamster mang bầu. Bạn nên dọn dẹp chuồng cách 3-5 ngày/lần để giữ môi trường sống sạch sẽ. Đến sát ngày sinh, cần giảm tần suất xuống 2-3 ngày/lần để tránh làm xáo trộn tổ của hamster mẹ.

Sau khi hamster sinh con, tuyệt đối không dọn chuồng trong 14 ngày đầu vì có thể khiến mẹ hamster căng thẳng, có khả năng dẫn đến hành vi ăn con.

HAMSTER MANG BẦU

4. Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Hamster Mang Thai

Khi hamster mang bầu, chế độ ăn của chúng cần được điều chỉnh để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con. Chế độ ăn nên chứa:

  • 18-20% protein: Protein giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển của bào thai. Các nguồn protein tốt bao gồm: trứng luộc, sâu khô, phô mai, yến mạch.
  • 7-9% chất béo: Mẹ hamster cần chất béo để tích trữ năng lượng. Có thể bổ sung bằng mè đen, hạt hạnh nhân hoặc một số loại hạt giàu chất béo khác.
  • Vitamin và khoáng chất: Cà rốt, rau xanh và một số loại trái cây giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết.

Bạn nên cung cấp thức ăn khô để mẹ hamster có thể dự trữ, tránh để thức ăn tươi trong chuồng quá lâu vì có thể bị hư hỏng hoặc nấm mốc.

HAMSTER MANG BẦU

5. Loại Bỏ Bánh Xe Và Đồ Chơi

Trong giai đoạn hamster mang bầu, bạn nên tháo bỏ bánh xe và đồ chơi trong chuồng để tránh mẹ bầu vận động quá sức hoặc gặp tai nạn. Ngoài ra, sau khi sinh, hamster con có thể bị mắc kẹt trong bánh xe, gây nguy hiểm đến tính mạng.

HAMSTER MANG BẦU

6. Tách Hamster Đực Ra Khỏi Lồng

Mẹ hamster mang bầu rất dễ bị stress, nếu ở chung với hamster đực có thể xảy ra tình trạng đánh nhau. Trong một số trường hợp, hamster cái có thể tấn công và gây thương tích nghiêm trọng cho hamster đực.

Ngoài ra, hamster cái có thể mang thai ngay sau khi sinh, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và dẫn đến việc các con non yếu ớt, dễ chết non. Vì vậy, bạn nên tách hamster đực vào một chuồng riêng ngay khi xác định hamster cái đang mang thai.

HAMSTER MANG BẦU

7. Cung Cấp Vật Liệu Mềm Cho Hamster Xây Tổ

Khi hamster mang bầu, chúng sẽ có xu hướng xây dựng tổ bằng những vật liệu mềm để chuẩn bị cho việc sinh con. Bạn có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp giấy vệ sinh, mùn cưa, giấy lau mặt để làm tổ.

Lưu ý: Tránh dùng vật liệu dài hoặc nặng như bông gòn, vải vụn vì có thể khiến hamster con bị quấn vào và gây nguy hiểm.

HAMSTER MANG BẦU

8. Chuẩn Bị Lồng Mới Cho Hamster Con

Sau khi hamster sinh con, nếu không muốn nuôi tất cả, bạn có thể tặng hamster con cho người khác hoặc đăng tin tìm chủ nuôi trên các nhóm yêu thích hamster.

Khi hamster con đủ tuổi tự lập (khoảng 4 tuần tuổi), bạn nên tách chúng ra lồng riêng để tránh tình trạng xung đột và giúp mẹ hamster có thời gian hồi phục.

HAMSTER MANG BẦU

9. Quá Trình Sinh Con Của Hamster

  • Quá trình sinh nở của hamster thường kéo dài 1-2 giờ, mỗi con được sinh cách nhau 15-30 phút.
  • Tránh gây tiếng ồn lớn trong lúc hamster mẹ sinh để tránh làm chúng căng thẳng.
  • Đặt lồng ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Không chạm vào hamster con trong 14 ngày đầu vì mẹ có thể từ chối hoặc ăn con nếu phát hiện mùi lạ.

Với những lưu ý trên, bạn sẽ có thể chăm sóc hamster mang bầu một cách tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và những “thiên thần nhỏ” sau khi chào đời.

 

VÌ SAO HAMSTER MẸ ĂN CON?

HAMSTER CÓ BẦU NÊN ĂN GÌ?

Khi Hamster mang bầu- Bạn nên chuẩn bị những gì?

Khi Hamster mang bầu- Bạn nên chuẩn bị những gì?

Hamster Baby mới sinh ra sẻ không nhìn  hay nghe được những gì bạn nói, da mỏng, và không có lông nên bạn cần chăm sóc cẩn thận. Khi Hamster mang bầu, bạn phải tìm hiểu cách chăm sóc mẹ và bé của mình nghe. Học cách chăm sóc từ lúc mang thai đến khi cai sữa để có nhưng thiên thần nhỏ đến với bạn nhé!

I.Chuẩn bị trong quá trình Hamster mang bầu.

1.Dấu hiệu nhận biết Hamster mang thai khi nào.

Dấu hiệu Bé mang bầu
Dấu hiệu Bé mang bầu

Lúc mang bầu, Hamster sẽ có những  dấu hiệu nhận biết mà bạn cần biết nhé:

  • Đầu tiên,  bạn sẽ thấy thân hình tròn mũm của Mẹ bầu. Hamster sẽ tăng cân, nhưng dấu hiệu này không rõ rệt cho lắm.
  • Hamster uống nhiều nước hơn bình thường.
  •  Mẹ bầu hay tích cực xây tổ, gom rác về một góc.
  • Ăn nhiều hơn bình thường ,tích trữ thức ăn.
  • Bé sẽ có các dấu hiệu  gây hấn, bụng phìn to ra cho từng giai đoạn phát triển bào thai.
  • Hamster hay chạy xung quanh vì tâm trạng lo lắng.
  • Tính tình thay đổi do giai đoạn này Mẹ bầu đang stress, nên bạn cẩn thận khi chạm vào người Bé nha!

( Đặc biệt là Campell đang mang thai rất dữ)

2.Tìm hiểu chu kì sống của Hamster.

Chu kì sống của Hamster
Chu kì sống của Hamster

Hamster sẽ nhanh chống phát triển và đến giai đoạn mang thai trong thời gian rất nhanh.  Một số Hamster  có khả năng sinh sản sớm nhất là 4 tuần  tuổi.  Tuy nhiên, người ta khuyên các bạn  không nên ghép đôi chuột cho đến 5 hay 6 tháng tuổi.

  • Thời gian mang thai của Hamster thay đổi theo từng giống chuột. Hamster Syria thường mang thai trong 16 ngày, nhiều giống Hamster khác mang thai trong 18-21 ngày,cũng có giống Hamster mang thai đến 30 ngày.
  • Nhưng trung bình Hamster mang thai từ 20 đến 26 ngày.
  • Hamster có khả năng sinh sản sẻ giao phối trong 4 ngày.
  • Một vài ngày trước khi Hamster của bạn sắp sinh nở. Bụng của Mẹ bầu sẽ to lên với kích thước  lớn.

Tuy nhiên, nếu bụng to lên cũng là dấu hiệu có thể nghiêm trọng hơn.  Sưng  bụng có thể là biểu hiện của khối u, suy tim xảy ra, u nang gan, hoặc  trường hợp hiếm hoi là bệnh Cushing.  Nếu bụng của Hamster bị sưng, tốt nhất là nên nhờ bác sĩ thú y kiểm tra xem liệu đó có phải là cân nặng khi mang thai hay cái gì nghiêm trọng hơn.

3.Thường xuyên làm sạch lồng trong quá trình Hamster mang bầu.

Làm sạch lồng thường xuyên
Làm sạch lồng thường xuyên.

Để các Baby Hamster ra đời trong môi trường an toàn và sạch sẽ. Bạn luôn đảm bảo lồng Hamster là nơi để Mẹ bầu an tâm sinh con thì bạn luôn phải dọn dẹp thường xuyên nhé! Cứ cách khoảng 3 đến 5 ngày, bạn thay lót chuồng cho bé một lần. trong quá trình mang thai thì chúng ta có thể rút ngắn thời gian này còn 2 đến 3 ngày nghe. Vì Hamster mang thai trong khoảng thời gian ngắn nên bạn thường xuyên làm sạch lồng cho đến sát ngày sinh nhá.

  • Hamster bầu không thích bị quấy rầy trong những ngày gần sinh. Chúng ta không thể vệ sinh lồng trong những ngày Hamster mang thai. Nên chú ý tuần tuổi của Hamster để biết Hamster của bạn có thể mang thai vào tuần nào ?( có sổ theo dõi cho Hamster). Không nên vệ sinh lồng trước ngày sinh. Hamster không thích điều này,chúng có thể phá “banh” tổ của mình khi có sự thay đổi bất thường. Sau khi làm sạch lồng trong thời kì mang thai, không vệ sinh lồng sau 14 ngày sinh.

“Nên cẩn trọng những bà bầu nhé!”

4.Thay đổi chế độ ăn cho Mẹ bầu Hamster.

Thay đổi chế độ ăn
Thay đổi chế độ ăn

Hamster mang thai cần chế độ ăn nhiều protein và chất béo. Thức ăn của Hamster chứa 18-20% protein với  7-9% chất béo. Bạn có thể bổ sung thêm thúc ăn có canxi và thúc đẩy cho con bú.

  • Nguồn cung cấp protein bao gồm trứng luộc, trứng cám, sâu khô, phô mai, mè đen, yến mạch, vitamin,..
  • Bột yến mạch được Bé bầu  yêu thích.
  • Bổ sung các món ăn có chất dinh dưỡng như cà rốt, quả hạch, trứng luộc chín, phô mai, rau xanh. Bạn cũng có thể cho thêm thức ăn vào lồng để mẹ Hamster dự trữ thức ăn cho các baby.
  • Tuy nhiên , thức ăn tươi để lâu sẽ bị mốc . Nên bạn có thể để các thức ăn khô và để những món dễ hỏng cho Hamster ăn hết, tránh cất giữ.

5.Tháo bánh xe và các đồ chơi của Hamster ra khỏi lồng.

Tháo bánh xe
Tháo bánh xe

Cái này rất quan trọng trong lúc dưỡng thai của Hamster mang bầu, và tránh các vấn đề nguy hiểm khi Hamster Baby được sinh ra.

  • Nếu trong lồng có đồ chơi thì bạn nên tháo bỏ hết trong quá trình dưỡng thai của Mẹ bầu nghe!

6.Tách Hamster đực ra khỏi lồng.

Tách Bé đực ra
Tách Bé đực ra

Hamster mẹ  dễ bị stress khi mang bầu, Bé dễ “nỗi cáu” khi ai chạm vào người mình.  Chúng không muốn ai làm phiền kể cả bạn đời của nó.

  • Bé cái trong những lúc bị stress, căng thẳng có thể cắt Bé đực chảy máu, nếu nặng hơn có thể cắn đến chết và ngược lại.
  • Bạn nghĩ sao khi Bé cái mới sinh xong lại mang bầu lần nữa. Chắc chắn cơ thể sau khi sinh chưa hồi phục mà mang thai thì sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể. Đàn con sinh ra suy dinh dưỡng, yếu ớt và dẫn đến chết dần dần.
  • Để Bé đực sang lồng mới.
  • Bé cái chuyển qua lồng nhỏ chỉ đủ diện tích cho Mẹ bầu sinh hoạt. Và không di chuyển quá nhiều và sau này Bé dễ chăm con và những “thiên thần nhỏ” bú hơn.

7.Mang những vật liệu mền cho Hamster làm tổ.

Vật liệu mền làm tổ
Vật liệu mền làm tổ

Khi mang thai, Hamster sẽ xây dựng một tổ mền để sinh em bé. Bạn có thể giúp Hamster mẹ mang những nguyên liệu mền vào tổ như giấy vệ sinh, mùn lót, giấy lót để Hamster mẹ  nghiền nhỏ và sắp xếp chúng dễ dàng.

  • Mùn lót là lựa chọn đầu tiên dùng để lót lồng khi Hamster mang bầu. Mùn lót dễ thấm nước và tạo bề mặt khô thoáng.
  • Giấy lau mặt hay giấy vệ sinh là nguyên liệu tốt để xây tổ, vì nó mền và dễ thấm.
  • Tránh những vật liệu dài hoặc nặng mà Hamster có thể làm rối đó nghen!

 

8.Làm lại nhà cho Hamster Baby.

Làm lại nhà cho Hamster
Làm lại nhà cho Hamster

Sau khi Hamster mẹ hạ sinh Baby, nhưng bạn không thể nuôi hết Hamster Baby. Hãy đăng bài trên các trang quảng cáo hay tặng chúng cho người nào muốn nuôi như bạn. Bạn đã chia sẻ niềm vui đến nhiều người nữa đấy.

  • Nếu bạn không muốn có Hamster Baby thì không nên cho ghép cặp 2 Bé khác giới với nhau nhé!
  • Khi Hamster đủ để tự lập, bạn tách chúng ra lồng riêng để Mẹ Bầu nghỉ ngơi và hồi phục sức khoẻ nhé.

9.Biết quá trình trong khi sinh.

Qua trình Bé Hamster sinh con
Qua trình Bé Hamster sinh con

Quá trình sinh nở thường xảy ra trong khoảng 1-2 giờ, khoảng cách giữa các lần sinh con là 15-30 phút. Không gây ra tiếng ồn hay lại gần  Hamster mẹ sinh con.

  • Không để lồng Hamster mang bầu gần cửa sổ hay nơi có ánh nắng  chiếu trực tiếp nhé.

Trong quá trình chăm sóc Hamster mang bầu, bạn nhớ cho bé ăn nhiều chế độ dinh dưỡng hợp lý để có những Hamster Baby mũm mĩn nghe! Để lồng Hamster Bầu nơi có nhiệt độ mát mẻ, tránh ánh sáng mạnh, không gây ồn ào trong quá trình mang thai. Chúc bạn thành công nhé! Chăm sóc Hamster mẹ và Bé,