Hamster Có Bầu Nên Cho Ăn Gì và Bồi Dưỡng Sau Khi Sanh ?

Một Bé Hamster cái vô cùng đáng yêu, dễ gần, và để chăm sóc Bạn ấy cũng không có gì là phức tạp cho đến khi bạn phát hiện Hamster Có Bầu. Nếu bạn nuôi chung 1 Bé Hamster Đực cùng một Bé Hamster Cái. Trên thực tế, có Bé Hamster cái chỉ mới khoảng trên 7 tuần tuổi là đã có khả năng mang bầu, trong khi lời khuyên tốt nhất là Bé phải được ít nhất 3 tháng tuổi mới nên làm Mẹ.

Hamster Có Bầu Nên Cho Ăn Gì và Bồi Dưỡng Sau Khi Sanh ?

Trên thực tế, có Bé Hamster cái chỉ mới khoảng trên 7 tuần tuổi là đã có khả năng mang bầu, trong khi lời khuyên tốt nhất là Bé phải được ít nhất 3 tháng tuổi mới nên làm Mẹ. Nếu bình thường ngoài Ngũ Cốc , các Bé được bổ sung một vài món ăn dặm thì vào lúc Bé Hamster có bầu, lại là lúc rất cần chúng ta để tâm đến chế độ dinh dưỡng cho Bé. Để Mẹ Bầu có thể dưỡng phôi thai một cách khỏe mạnh, và an toàn. Bởi bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với số lượng Baby Bé có thể sanh ra là từ 1 đến 9 Baby, ngay cả lần đầu tiên.

A. Chúng ta bắt đầu từ Giai Đoạn Hamster Có Bầu trước nhé :

1. Nhu Cầu Cơ Bản :

  • Thức Ăn Chính luôn được sẵn sàng:

Một bé Hamster có bầu sẽ giống chúng ta một điểm là thường hay thèm ăn và có nhu cầu ăn rất nhiều. Chính vì vậy hãy đảm bảo chén ăn của Bé luôn sẵn sàng, ngay khi Bé muốn được ăn. và ngay cả nước uống cũng vậy.

Một bé Hamster có bầu sẽ giống chúng ta một điểm là thường hay thèm ăn và có nhu cầu ăn rất nhiều

 

  • Thay Nguồn Nước Sạch hơn bình thường :

Nếu có thể, chúng ta nên ưu tiên cho Bé một bình nước sạch hơn ( nước lọc, nước chín để nguội ) thay vì những bình nước máy bình thường như trước.

2. Thực Phẩm Bổ Sung : 

  • Bổ sung Protein :
Hãy cho Bé được tập làm quen với Món Sữa ngâm Bánh Chó Mèo thay vì trước giờ chúng ta chỉ cho ăn khô nguyên bánh.

Nếu có thể kèm loại Sữa Bột Ngũ Cốc, thay vì cho Bé ăn các loại hạt Ngũ Cốc Khô như thường ngày thì cũng là điều tuyệt vời cho Bé trong lúc này. Tuy nhiên, với bất kỳ loại sữa nào, chúng ta cũng cần bảo đảm nó hoàn toàn không dễ gây tiêu chảy cho Bé Hamster có bầu, bằng cách hâm nóng, để nguội… và không lấy lượng quá nhiều để Bé uống quá 2 giờ đồng hồ.

Nếu cảm thấy không tự tin với cách chế biến sữa cho Bé, chúng ta có thể thay thế bằng những loại thực phẩm dễ tìm ở Những Shop Thú Cưng gần nhà : Cám Trứng , Yến Mạch, Phomai, Hạt Kê, Hạt Lanh ( có tác dụng vừa dưỡng phôi thai, vừa kích thích Hamster Mẹ có nhiều sữa)…

Nếu cảm thấy không tự tin với cách chế biến sữa cho Bé, chúng ta có thể thay thế bằng những loại thực phẩm dễ tìm ở Những Shop Thú Cưng gần nhà

Hoặc Trứng Cút Luộc cũng có thể dễ dàng tìm mua ngoài chợ, để Bạn bổ sung cho Một Bé Hamster Có Bầu.

  • Bổ sung Vitamin và Khoáng Chất : 

Trái cây tươi ( rửa sạch, để ráo nước ) : Dâu Tây, Dâu Tầm, Chuối, Táo, Bôm, Lê, Xoài… Rau Xanh : Giá, Xà Lách, Khoai Lang, Cần Tây, Bông Cải, Bí Ngô, Rau Chân Vịt, Có 2 loại chúng ta hay cho ăn nhất là Carot và Dưa Leo ( bỏ ruột ) , tuy nhiên 2 loại này lại dễ dẫn đến tiêu chảy nhất cho Bé, nên bạn cần hạn chế tối đa nhé ! Với bất kỳ loại thực phẩm nào không được tập hàng ngày, thì tuyệt đối không nên cho Bé ăn nhiều hơn 2 – 3 buổi ăn trong tuần. Phải đảm bào là chúng ta tập dần cho Bé, với một lượng vô cùng ít. Không nên để Bé Hamster Có Bầu bị tiêu chảy, sẽ rất khó điều trị bởi lúc này chúng ta không thể dùng thuốc, mà chỉ có thể dùng Mè Đen hoặc Coffee Đen, thôi nhé !

B. Đến Giai Đoạn Baby Ra Đời Đây : 

Sau khi Mẹ Bầu Hamster đã hạ sanh các Baby Quý Tử. Bên cạnh việc đảm bảo những yếu tố vô cùng cần thiết để bảo vệ và bảo đảm sự an toàn cho Hamster Baby. Thì chế độ dinh dưỡng lúc này vẫn cần được tiếp tục duy trì.

1. Thức Ăn Chính :

Luôn sẵn sàng và có thể giả nhỏ hơn nếu Bạn cảm thấy Mẹ Hamster hơi yếu, và được đặt trên một chiếc dĩa thấp, đừng có thành cao quá ! Bình Nước cũng có thể treo thấp hơn.

2. Thức Ăn Bổ Sung :

Vẫn là những loại thực phẩm chúng ta đã thống nhất ở trên, nhưng loại trừ Trái Cây và Rau Xanh. Bởi nguồn sữa lúc này của Hamster Mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến các Baby, trong khi nguồn rau chúng ta thật sự không bào đảm là sạch 100% và ngay cả việc có thể gây tiêu chảy cho ngay cả Hamster Sau Sinh và cả Hamster Baby nếu bụng của Hamster Mẹ bị yếu. Điều này vô cùng nguy hiểm cho cả Nhà, dù là Mẹ Hamster hay Baby bị tiêu chảy. Hãy lựa chọn những thực phẩm bổ sung còn lại khác nhé !

3. Thức Ăn Dặm :

Đến giai đoạn Baby được 10 ngày tuổi trở lên thì Cốm Gạo sẽ là thức ăn dặm đầu đời cho các Quý Tử Hamster được làm quen, bởi Cốm rất xốp và mềm.

Đến giai đoạn Baby được 10 ngày tuổi trở lên thì Cốm Gạo sẽ là thức ăn dặm đầu đời cho các Quý Tử Hamster được làm quen, bởi Cốm rất xốp và mềm.

  Tiếp đến cũng có thể là Cám Trứng vào ngày tuổi thứ 15 – 17 của Baby. Và những ngày tiếp theo Baby đã có thể làm quen với các loại hạt Ngũ Cốc như Mẹ đã ăn. Tuy nhiên Cám Trứng / Phomai là loại thực phẩm rất dễ kích thích Kiến tìm vào chuồng của Bé, nên Bạn hãy cho một lượng ít, vừa đủ để Mẹ và Bé dùng nhanh thôi nhé !  

Các bạn thân mến, Một Bé Hamster nhỏ nhắn, mới khoảng trên 8 tuần tuổi mà có thể cho ra đời 1 đến 9 Baby là một điều vô cùng kỳ diệu. Chính vì vậy Bé rất cần sự hỗ trợ, đặc biệt chăm sóc từ chúng ta từ khâu chuẩn bị môi trường, vật dụng chung quanh, và Thực Phẩm ăn hằng ngày. Bởi đến lúc Bé đã hạ sanh thì chúng ta hoàn toàn không thể tham gia vào được nữa, bởi đặc tính “bảo vệ con” của Hamster. Nếu không biết cách chúng ta sẽ rất có thể gây nguy hại cho Baby. Vậy nên, nếu đã quyết định muốn chăm Hamster Sinh Sản, thì chúng ta cần đảm bảo phải hiểu được cách thức chăm Bé Hamster Có Bầu như thế nào, để chung ta có thể chào đón một Đại Gia Đình Hamster mới thật Cute và Khỏe mạnh nhé ! [ o ^ _ ^ o ]

Comments are closed.